Giá rét tại nhiều quốc gia trên thế giới

Không dừng ở Mỹ và Trung Quốc, giá lạnh khắc nghiệt đã xuất hiện tại Hàn Quốc. Theo Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc, nhiệt độ tại thủ đô Seoul trong chiều 24/1 đã đột ngột giảm xuống âm 18 độ C. Trước đó chiều 23/1, lần đầu tiên trong 5 năm qua, cơ quan này đã buộc phải phát cảnh báo về thời tiết giá lạnh bất thường.

Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc dự báo nhiệt độ vào buổi sáng trong những ngày tới sẽ giảm xuống dưới mức âm 15 độ C. Trong hai ngày vừa qua, hàng trămchuyến bay đến và đi từ sân bay ở đảo nghỉ dưỡng Jeju (Chê-chu) của nước này đã bị hủy. Khoảng 6.000 du khách đã bị mắc kẹt. Tại nhiều địa điểm trên đảo, tuyết rơi dày tới 11 cm và ở vùng núi cao là tới hơn 1 mét. Đây được đánh giá là đợt tuyết rơi nhiều nhất trong ba thập kỷ trở lại đây.

Trong khi đó, tại Nhật Bản, bão tuyết cũng tấn công nhiều thị trấn và thành phố ở miền Trung và phía Tây đất nước, gây ra tình trạng giao thông đình trệ nghiêm trọng.

Theo truyền thông địa phương, tại các tỉnh Tây Nam Nagasaki (Na-ga-xa-ki) và Kagoshima (Na-gô-si-ma), nhiệt độ đã giảm sâu so với nền nhiệt trung bình 16 độ C của tháng trước. Tuyết rơi dày tại thị trấn Kitahiroshima (Ki-ta-hi-rô-si-ma) ở phía Tây tạo ra lớp băng tuyết lên tới 74 cm trên đường phố. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản dự báo tình hình sẽ không được cải thiện trong những ngày tới.

Tại Hong Kong (Trung Quốc), nhiệt độ đã xuống mức thấp nhất trong gần 60 năm qua tại đây khi nền nhiệt giảm xuống còn 3,3 độ C trong ngày 24/1. Người dân được khuyến cáo ở trong nhà, mặc ấn khi đi ra đường và tránh bị gió lùa.

Nhiều tỉnh thành tại Trung Quốc tiếp tục chịu ảnh hưởng do đợt giá rét kỷ lục trong nhiều thập kỷ qua. Ngày 23/1, Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia Trung Quốc đã nâng mức cảnh báo giá rét lên mức màu cam, cấp độ cao thứ 2 trong thang cảnh báo của nước này, khi nhiệt độ tiếp tục giảm mạnh trong hai ngày cuối tuần ở khu vực Bắc và Tây Bắc. Nhiều nơi ghi nhận nhiệt độ xuống dưới âm 40 độ C.

Tại Bắc Kinh, nhiệt độ không khí trung bình trong ngày 23/1 giảm xuống còn âm 16 độC, mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua. Thời tiết giá rét đã khiến lượng điện năng tiêu thụ cao kỷ lục để phục vụ sưởi ấm. Riêng trong ngày 23/1, lượng điện tiêu thụ tại Bắc Kinh đã lên tới gần 17 triệu kw.

Đợt không khí lạnh lần này cũng lan rộng xuống phía Nam, khiến nhiệt độ tại nhiều tỉnh thành ở Nam và Đông Nam Trung Quốc giảm mạnh, thấp hơn mức trung bình cùng thời điểm hàng năm tới 6-8oC. Nhiều khu vực thuộc các tỉnh An Huy, Phúc Kiến, Chiết Giang, Quảng Đông cũng ghi nhận nhiệt độ giảm thấp kỷ lục trong lịch sử.

Thời tiết lạnh giá đã ảnh hưởng tới nông nghiệp của nhiều địa phương. Chính quyền tỉnh Chiết Giang cho biết hơn 5.500 hécta hoa màu ở tỉnh này đã bị hư hại do giá rét, gây thiệt hại kinh tế trực tiếp khoảng 40 triệu nhân dân tệ (hơn 6 triệu USD). Hàng nghìn người cũng phải nằm viện do sức khỏe bị ảnh hưởng trong đợt rét kỷ lục này.

Tuyết rơi dày tại New York (Mỹ) ngày 24/1/2016 (Ảnh: AFP)

Tại Mỹ, cơn bão tuyết biệt danh "Snowzilla" tiếp tục hoành hành làm tê liệt các bang miền Đông Bắc Mỹ trong ngày 23 và 24/1, với lượng tuyết rơi lên tới hơn 70 cm, thậm chí nhiều khu vực còn tới hơn 90 cm, trở thành một trong 5 cơn bão tuyết lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Theo số liệu thống kê sơ bộ, tính tới trưa 24/1, ít nhất 19 người đã bị thiệt mạng, cuộc sống của hơn 85 triệu người dân bị ảnh hưởng, hơn 4.400 chuyến bay đã bị hủy khi tuyết phủ kín các sân bay ở New York, Philadelphia (Phi-la-đen-phi-a), Washington và Baltimore (Ban-ti-mo). Hơn 200.000 người phải sống trong tình cảnh mất điện, trong khi hàng trăm vụ tai nạn đã xảy ra do bão tuyết. Gần 2.200 lính cảnh vệ quốc gia đã được huy động chống bão tuyết tại 12 bang ở bờ Đông.

Theo Cơ quan Dự báo khí tượng quốc gia Mỹ, trận bão tuyết lần này sẽ kéo sang hết ngày 24/1 và là trận bão tuyết lớn nhất kể từ Mùa Đông 2010, cũng là một trong 5 trận bão tuyết lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Dù mới chỉ là trận bão tuyết đầu tiên trong Mùa Đông này, song lượng tuyết rơi dày một cách bất thường. Theo tính toán nhanh của Bloomberg, chỉ tính riêng 24 giờ qua, nước Mỹ đã thiệt hại hơn 1,2 tỷ USD vì bão tuyết./.

Theo TTXVN

Tin Liên Quan

Cảnh báo tác động “tàn khốc” của biến đổi khí hậu và xung đột đối với người nghèo

Biến đổi khí hậu và xung đột có nguy cơ làm lu mờ những nỗ lực cải thiện sức khỏe con người, trong khi thực tế các vấn đề này có mối liên hệ chặt chẽ không thể tách rời, Peter Sands, người đứng đầu Quỹ Toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS, lao và sốt rét cho biết.

Đức nỗ lực ổn định thị trường lao động

Thiếu hụt lao động lành nghề là một trong những rủi ro kinh tế lớn nhất đối với nước Đức, gây lo ngại cho các doanh nghiệp. Việc áp dụng luật nhập cư lao động lành nghề mới của Đức được giới chuyên gia đánh giá cơ bản là tích cực, song vẫn còn nhiều phức tạp và là yếu tố khiến quốc gia này tụt...

Việt Nam tham gia Hội chợ quốc tế về thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow 2024

Ngày 17/9, tại Trung tâm triển lãm Crocus Expo ở thủ đô Moskva, Liên bang Nga, đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ quốc tế về thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow 2024.

Thế giới tuần qua: Thiên tai, dịch bệnh và những hệ lụy

Hàng triệu người ở Đông Nam Á đang phải đối mặt với tình trạng ngập lụt, thiệt hại về người và của sau khi siêu bão Yagi, cơn bão được đánh giá là lớn nhất châu Á trong năm 2024 đổ bộ. Bên cạnh đó, những diễn biến liên quan đến dịch bệnh đậu mùa khỉ (mpox) tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận...

Ấn tượng Việt Nam tại một trong những hội chợ du lịch và lữ hành lớn nhất thế giới

Ngày 17/9, Hội chợ du lịch quốc tế và Pháp IFTM Top Resa năm 2024 (Top Resa 2024) đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Quốc tế Versailles, Paris.

Biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng suy dinh dưỡng trẻ em

Theo nhà đồng sáng lập Microsoft Bill Gates, tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay đang khiến cho "cuộc khủng hoảng suy dinh dưỡng trẻ em" trở nên tồi tệ hơn.