Nâng cao vai trò của Ðoàn đại biểu Quốc hội tại địa phương

Ngày 6/1/1946, Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên đã diễn ra trong cả nước, kể cả các vùng đang có chiến sự ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên… Tại 71 tỉnh, thành phố trong cả nước lúc đó, 89% cử tri đã đi bỏ phiếu, bầu 333 đại biểu.

Trong đó, 87% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng; 10 đại biểu nữ và 34 đại biểu dân tộc thiểu số. Chủ tịch Hồ Chí Minh trúng cử với số phiếu cao nhất (98,4%).

Đồng chí Phạm Văn Cường, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh trò chuyện với cử tri huyện Bát Xát.

Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của Việt Nam (năm 1946) được tiến hành theo những nguyên tắc dân chủ, tiến bộ nhất, đó là: Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quốc hội đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, cử ra Chính phủ chính thức, ấn định cho Việt Nam một Hiến pháp dân chủ. Thắng lợi đó là mốc son đánh dấu bước phát triển về thể chế dân chủ của nước Việt Nam; là thành quả, yêu cầu bức thiết của cách mạng. Đó là Quốc hội của độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và đại đoàn kết toàn dân.

Cuộc Tổng tuyển cử diễn ra trong điều kiện cách mạng đứng trước thử thách "ngàn cân treo sợi tóc", khó khăn chồng chất, tuy nhiên, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn quyết định Tổng Tuyển cử và đưa Cuộc Tổng tuyển cử đến thành công. Đó là quyết định dũng cảm, táo bạo, kịp thời, xuất phát từ bản lĩnh chính trị sắc bén, khoa học và thực tiễn sâu sắc.

70 năm hình thành và phát triển, Quốc hội Việt Nam đã trải qua gần 13 khóa hoạt động, thông qua 5 bản Hiến pháp với nhiều đổi mới về tổ chức, hoạt động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đất nước. Quốc hội Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện các quyền lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. 

Cùng với sự phát triển của tỉnh, trải qua gần 5 nhiệm kỳ hoạt động (khóa IX - khóa XIII), Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai các khóa đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Quốc hội nói chung và của tỉnh nói riêng. Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (thay thế Hiến pháp năm 1992), Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai đã thực hiện tốt Nghị quyết số 38/2012/QH13 của Quốc hội về kế hoạch lấy ý kiến nhân dân của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh tổ chức kỳ họp chuyên đề lấy ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Hiến pháp năm 2013, Bộ Luật Hình sự (sửa đổi), Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và nhiều luật quan trong khác, góp phần dần hoàn thiện hệ thống pháp luật...

Song hành với những mốc son phát triển của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai luôn coi trọng việc đẩy mạnh các hoạt động tại địa phương, thực hiện hiệu quả vai trò của người đại biểu nhân dân. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai từ khi tái thành lập tỉnh (1991) đến nay đã tham gia 5 khóa Quốc hội, với 27 đại biểu (phần lớn đại biểu là người dân tộc sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Lào Cai, đại diện cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh), tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò, cống hiến vì sự phát triển của Quốc hội.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, trong thời gian tới, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai tiếp tục thực hiện các giải pháp: Tham gia cùng Quốc hội đẩy mạnh hoạt động lập pháp; tăng cường năng lực lập pháp của Quốc hội, đáp ứng những đòi hỏi cả về số lượng và chất lượng các dự án luật, nêu cao tính chủ động trong hoạt động lập pháp. Cùng với đó, nâng cao hiệu quả giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tại địa phương; đổi mới mạnh mẽ phương thức thực hiện, khắc phục tình trạng giám sát dàn trải, thiếu chiều sâu. Song song với các giải pháp đó, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai tập trung giám sát những vấn đề bức xúc trong đời sống kinh tế - xã hội tại địa phương. Thông qua giám sát để đánh giá đúng hiệu quả hoạt động và xác định trách nhiệm của người đứng đầu, cơ quan, tổ chức, người thực thi công vụ, nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; đề cao trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân; chú trọng nâng cao chất lượng việc quyết định ngân sách nhà nước, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tổ chức bộ máy nhà nước, các chương trình dự án lớn của đất nước… Nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội, từ đó đổi mới phương thức hoạt động, chuyển hình thức làm việc tập thể của Quốc hội từ phát biểu tham luận sang tranh luận và quyết định tại kỳ họp. Chú trọng nâng cao hơn nữa chất lượng đại biểu Quốc hội, coi đây là việc làm có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao chất lượng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội. Tích cực tham gia hoạt động đối ngoại của Quốc hội, góp phần thực hiện có kết quả chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia tích cực trong các hoạt động đối ngoại với Nước cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; chú trọng quan hệ hợp tác với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế. Đồng thời, đẩy mạnh trao đổi thương mại giữa hai quốc gia, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ…

Với đường lối đổi mới của Đảng, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân từ Trung ương tới địa phương, tin tưởng rằng, Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với những kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của 70 năm qua sẽ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc, luôn là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xứng đáng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Phạm Văn Cường

Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai khóa XIII

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Động lực để Lào Cai vươn lên sau bão lũ

Trong những ngày qua, hoàn lưu bão số 3 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉnh Lào Cai. Giữa những đau thương và khó khăn bộn bề ấy, tỉnh Lào Cai nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chung tay ủng hộ của cả xã hội.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh: Nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn trân quý, khắc ghi sự sẻ chia của đồng bào cả nước

Những ngày qua, Ban Vận động cứu trợ tỉnh với cơ quan thường trực là Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận sự ủng hộ rất lớn về tiền và vật chất từ nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tình cảm đặc biệt, nghĩa cử cao đẹp ấy luôn được...

Ưu tiên đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, phấn đấu khởi công trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 18/9/2024 thành lập Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang thăm, động viên Nhân dân Làng Nủ

Sáng 18/9, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã đi thăm, động viên Nhân dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên) và các lực lượng đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn tại đây.

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương).

Chuyển 46 tỷ đồng hỗ trợ các huyện, thị xã khắc phục hậu quả thiên tai

Ban Vận động cứu trợ tỉnh vừa quyết định chuyển 46 tỷ đồng tại Kho bạc Nhà nước tỉnh do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh quản lý đến Ban Vận động cứu trợ các huyện, thị xã để khắc phục hậu quả thiên tai sau cơn bão số 3.