Việt Nam và vấn đề chống biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á

Khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đang ngày càng chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu. Làm thế nào hạn chế những hậu quả không mong muốn do biến đổi khí hậu đem lại hiện nay không chỉ là mối quan tâm quốc gia mà còn là nỗi lo của cả khu vực và toàn cầu.



Đến cuối thế kỷ XXI, dự báo khoảng 4,4% lãnh thổ Việt Nam có thể
bị nhấn chìm vĩnh viễn do nước biển dâng. (Ảnh: Infonet.vn)

Thế giới đang phải đối mặt với những nguy cơ lớn do biến đổi khí hậu và sự ấm lên của Trái Đất được xác định là xuất phát từ chính con người. Với vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên đặc thù, Đông Nam Á trở thành khu vực dễ bị tổn thương bởi những tác động của biến đổi khí hậu.

Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) đang diễn ra tại thủ đô Paris của Pháp là cơ hội để các quốc gia có thể đạt được những thỏa thuận nhằm cứu Trái Đất.

Trong hơn một thập kỷ qua, khu vực Đông Nam Á đã hứng chịu những thảm họa thiên nhiên chưa từng có trong lịch sử như: trận động đất lịch sử năm 2004 ở Ấn Độ Dương, gây sóng thần, làm chết hàng chục ngàn người, xóa sổ hàng loạt làng mạc và đô thị ven biển; cơn bão Nargis năm 2008; lũ lụt ở Thái Lan năm 2011; bão Washi ở Philippines; siêu bão Haiyan năm 2013… Với sự gia tăng tần suất và cường độ, các thảm họa thiên tai đã tàn phá nặng nề, gây thiệt hại lớn về người và kinh tế của khu vực, gây trở ngại cho tiến trình xây dựng một cộng đồng ASEAN phát triển bền vững.

Đứng trước những thảm họa toàn cầu, đe dọa không chỉ tương lai của các dân tộc ở Đông Nam Á, đã đến lúc, chính phủ các quốc gia trong khu vực và trên thế giới phải chung tay trong nỗ lực giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính từ hoạt động của con người dẫn đến biến đổi khí hậu.

Giờ đây, chống biến đổi khí hậu, từng bước khắc phục và đẩy lùi nguy cơ do biến đổi khí hậu đem lại, tất cả các ngành các cấp, từ địa phương đến quốc gia cũng như giữa các quốc gia và khu vực cần phải gác lại các dị biệt để hợp tác chặt chẽ với nhau vì mục tiêu chung Các nhà lãnh đạo ASEAN đã ra tuyên bố về ứng phó với biến đổi khí hậu vào các năm 2007, 2009, 2010 và 2014, trong đó thể hiện mối quan tâm lớn của ASEAN về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và thể hiện rõ ASEAN đồng lòng hướng tới quá trình đàm phán tại COP.

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27 diễn ra hồi tháng 11 vừa qua ở Kuala Lumpur (Malaysia), ASEAN đã thông qua “Tuyên bố ASEAN Post - 2015 về tính bền vững của môi trường và khí hậu”, khẳng định nỗ lực của các nước trong khu vực đối phó với thách thức chung phi truyền thống. Những cam kết đã đạt được sẽ tạo nền tảng cho việc thực hiện các thỏa thuận đó, dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2020.

Cũng như các nước khác trong cộng đồng toàn cầu, các nước thành viên ASEAN đang phải tìm các giải pháp hiệu quả để thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu. Hiện phần lớn các nước ASEAN đã thiết lập kế hoạch thích ứng quốc gia (NAP) dựa trên các nghiên cứu ở mỗi nước.

Một trong những tác động của biến đổi khí hậu đó là mực nước biển dâng cao, không chỉ đe dọa đến sự tồn tại của các đảo quốc, mà còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến các vùng ven biển của những nước như Việt Nam. Các nhà khoa học dự đoán là đến cuối thế kỷ XXI, tức đến năm 2100, mực nước biển có thể dâng cao 1 mét. Trong trường hợp đó, 4,4% diện tích của Việt Nam sẽ bị ngập vĩnh viễn, 6 triệu người dân sẽ bị ảnh hưởng. Mực nước biển dâng cao 1 mét cũng sẽ ảnh hưởng đến các cơ sở hạ tầng, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp của Việt Nam.

Để thích ứng, Việt Nam đã xây dựng Báo cáo “Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định về vấn đề biến đổi khí hậu” (INDC) và đang tích cực thực hiện báo cáo này, thể hiện nội lực của mình trong công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phát biểu tại buổi tọa đàm với chủ đề: “Đẩy nhanh việc triển khai các biện pháp ứng phó sau COP21 và học hỏi kinh nghiệm các nước trong lĩnh vực biến đổi khí hậu” do Liên minh châu Âu (EU) tổ chức ngày 8/12 tại Pháp đúng vào dịp diễn ra Hội nghị COP21, ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Phó trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Công ước khí hậu và Nghị định thư Kyoto thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: ”Việt Nam cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và có thể giảm đến 25% trong trường hợp nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cũng như việc chuyển giao công nghệ của quốc tế. Về thích ứng với biến đổi khí hậu, Việt Nam sẽ chủ động ứng phó với thiên tai, ứng phó với nước biển dâng, ngập lụt ở các vùng ven biển và đô thị, tăng cường giám sát khí hậu, đảm bảo an sinh xã hội”.

Để thực hiện được mục tiêu tham vọng trên, Việt Nam đã xây dựng các phương án giảm phát thải khí nhà kính trong những lĩnh vực chính như: Năng lượng, giao thông vận tải, nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất và quản lý chất thải.

Trong lĩnh vực năng lượng vốn được coi là nguồn phát thải chính, các biện pháp của Việt Nam tập trung vào việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo.

Trong giao thông, Việt Nam hướng đến việc tăng sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, giảm phương tiện cá nhân tại các thành phố lớn, chuyển đổi sử dụng các loại nhiên liệu ít phát thải như sử dụng các loại nhiên liệu mới, xăng sinh học…

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, Việt Nam xây dựng những phương án tăng khả năng hấp thụ của rừng thông qua việc bảo tồn rừng bền vững, trồng rừng ngập mặn ở ven biển để làm tăng bể chứa carbon, đồng thời cũng làm tăng khả năng phòng chống thiên tai khi xảy ra bão và lũ lụt ở các vùng cửa sông và ven biển.

Việt Nam cũng đã cam kết đóng góp 1 triệu USD vào quỹ liên quan tới sáng kiến ứng phó biến đổi khí hậu. Với những khoản trợ giúp thuộc chương trình chống biến đổi khí hậu mà Việt Nam nhận được từ đối tác nước ngoài, bước đầu đã giúp nông dân (nhóm đối tượng dễ bị tác động do biến đổi khí hậu và nước biển dâng) biết cách sản xuất khi môi trường thay đổi và tăng thêm thu nhập./.
Theo Vũ Cân/ĐCSVN

Tin Liên Quan

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...

Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2024

Nhằm lan tỏa mạnh mẽ đến các cấp, các ngành, các địa phương và người dân, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2024.

Đại sứ Orlando Nicolas Hernandez Guillen: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ý nghĩa lịch sử với quan hệ Việt Nam-Cuba

Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen khẳng định chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đánh dấu một thời khắc quan trọng với ý nghĩa lịch sử.

Việt Nam sẽ có những thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương

Ngày 19/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn về chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Phiên họp cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ từ 22-24/9.

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...