Kéo co trở thành Di sản văn hóa của nhân loại

Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam và các nước Campuchia, Hàn Quốc, Philippines vừa được UNESCO vinh danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Chiều 2/12 (theo giờ Việt Nam), tại Phiên họp Uỷ ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 10 của UNESCO diễn ra tại thành phố Windhoek, Cộng hòa Namibia, Nghi lễ và trò chơi Kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc, Philippines đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là hồ sơ di sản đa quốc gia đầu tiên mà Việt Nam tham gia đệ trình và được UNESCO ghi danh.

Theo Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc, Philippines đáp ứng 5 tiêu chí để đăng ký vào Danh sách đại diện.

Thứ nhất, đó là một tập quán xã hội có giá trị tạo ra sự bình đẳng; các biểu hiện thực hành đa dạng ở từng quốc gia thành viên; một số tri thức và kỹ năng được trao truyền qua truyền khẩu hoặc thông qua quan sát và tham gia trực tiếp, một số lại được truyền dạy tại các trung tâm đào tạo, trường học và các viện bảo tàng.

Thứ hai, thông qua các biểu hiện thực hành đa dạng cũng như sự thích ứng với điều kiện sinh thái ở mỗi cộng đồng, việc đề cử di sản có thể làm sáng tỏ vai trò quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể trong phát triển bền vững, cũng như giá trị của hằng số tái tạo dựa trên sự sáng tạo của con người; bản thân hồ sơ đề cử có giá trị như một dự án hợp tác giữa bốn quốc gia thành viên, cung cấp bằng chứng về giá trị của di sản này đối với việc khuyến khích đối thoại liên văn hóa.

Thứ ba, các biện pháp bảo vệ nghi lễ và trò chơi kéo co được xây dựng rõ ràng thông qua việc thiết lập kế hoạch, bao gồm các hoạt động cụ thể đáp ứng tình hình của từng quốc gia thành viên và của từng cộng đồng liên quan; bên cạnh đó là các biện pháp ứng phó với tình trạng không mong muốn như thương mại hóa di sản.

Thứ tư, hồ sơ đề cử được chuẩn bị với sự tham gia đầy đủ của các cộng đồng chủ thể, các nhóm, cá nhân, các chuyên gia và các cơ quan liên quan; đa dạng theo tình hình cụ thể của mỗi nước đệ trình; với các minh chứng thể hiện sự đồng thuận và tự nguyện đối với việc đề cử.

Thứ năm, nghi lễ và trò chơi kéo co đã được kiểm kê tại các quốc gia thành viên: Hàn Quốc (1969), Campuchia (2013), Philippines (2013) và Việt Nam (2013). Nghi lễ và trò chơi kéo co được thực hành rộng rãi trong văn hóa trồng lúa ở Đông và Đông Nam Á, với mong ước cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu hay những tiên đoán liên quan đến sự thành công hay thất bại của nỗ lực trồng cấy. Tùy vào mỗi quốc gia thành viên, nghi lễ và trò chơi kéo co được tổ chức ở cấp độ toàn quốc hoặc tại các vùng nhất định trong từng nước.

Ở Việt Nam, nghi lễ và trò chơi kéo co tập trung hầu hết ở vùng trung du, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ - đây là vùng đất tụ cư lâu đời của người Việt, là cái nôi của nền văn minh lúa nước, với trung tâm là các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội. Thêm nữa, di sản còn được thực hành thường xuyên bởi các tộc người ở miền núi phía Bắc Việt Nam như người Tày, người Thái và người Giáy tỉnh Lào Cai, vốn là những cư dân trồng lúa sớm trong lịch sử./.
Theo Thu Minh/chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...

Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2024

Nhằm lan tỏa mạnh mẽ đến các cấp, các ngành, các địa phương và người dân, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2024.

Đại sứ Orlando Nicolas Hernandez Guillen: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ý nghĩa lịch sử với quan hệ Việt Nam-Cuba

Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen khẳng định chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đánh dấu một thời khắc quan trọng với ý nghĩa lịch sử.

Việt Nam sẽ có những thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương

Ngày 19/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn về chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Phiên họp cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ từ 22-24/9.

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...