Giảm 8% lượng phát thải nhà kính vào năm 2030

Việt Nam cam kết đến năm 2030, bằng nguồn lực trong nước sẽ giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường và có thể giảm tiếp đến 25% nếu nhận được sự hỗ trợ của quốc tế.

Đây là mục tiêu chính của Báo cáo Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC) do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) và Cơ quan Hợp tác phát triển Đức (GIZ) công bố ngày 12/10. Báo cáo INDC của Việt Nam là INDC thứ 74 trong tổng số 120 INDC của các quốc gia cho Ban Thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.

Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH), Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện nhiều chính sách chương trình ứng phó với BĐKH ở trong nước, đồng thời chủ động tham gia xây dựng Thỏa thuận Khí hậu toàn cầu mới nhằm giữ cho nhiệt độ Trái đất tăng dưới 2 độ C vào cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ tiền công nghiệp. Trong INDC, Việt Nam cam kết đến năm 2030, bằng nguồn lực trong nước sẽ giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường và có thể giảm tiếp đến 25% nếu nhận được sự hỗ trợ quốc tế.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết, Hội nghị lần thứ 19 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP19) tại Ba Lan năm 2013 đã kêu gọi tất cả các bên xây dựng INDC. Trong đó chú trọng đến đề xuất các mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, góp phần xây dựng Thỏa thuận toàn cầu mới dự kiến sẽ được thông qua tại COP21 tại Paris, Pháp vào cuối năm 2015 và có hiệu lực từ sau năm 2020.

Theo Thứ trưởng Trần Hồng Hà, thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ giao, Bộ TN&MT đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các nhà tài trợ quốc tế như UNDP, GIZ nhanh chóng triển khai xây dựng INDC ngay từ giữa năm 2014. Với hàng chục hội thảo tham vấn cấp quốc gia, cấp ngành với sự tham gia của đại diện các bộ, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan nghiên cứu, đại diện các doanh nghiệp cũng như các đối tác phát triển quốc tế, INDC của Việt Nam đã được xây dựng, hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ.

INDC của Việt Nam gồm 2 hợp phần: Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với BĐKH. Hợp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm các đóng góp vô điều kiện và đóng góp có điều kiện so với kịch bản phát thải thông thường. Các đóng góp vô điều kiện là các hoạt động sẽ được thực hiện bằng nguồn lực trong nước, trong khi đó các đóng góp có điều kiện là những hoạt động có thể thực hiện khi Việt Nam nhận được nguồn hỗ trợ về tài chính, công nghệ và tăng cường năng lực từ quốc tế. Hợp phần thích ứng bao gồm nội dung về các hoạt động thích ứng với BĐKH hiện tại đang được thực hiện; những thiếu hụt so với nhu cầu thích ứng về thể chế, chính sách, tài chính, nguồn nhân lực và công nghệ; và các biện pháp thích ứng ưu tiên cho giai đoạn 2021-2030.

INDC của Việt Nam đã thể hiện nỗ lực cao nhất của quốc gia, góp phần thực hiện mục tiêu của Công ước trên cơ sở các nguyên tắc của Công ước. Thông qua việc xây dựng và đệ trình INDC, Việt Nam một lần nữa khẳng định quyết tâm, nỗ lực cao nhất để cùng cộng đồng quốc tế giải quyết vấn đề BĐKH dựa trên các nguồn lực trong nước và với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế./.
Theo Thu Cúc/chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Đại sứ Orlando Nicolas Hernandez Guillen: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ý nghĩa lịch sử với quan hệ Việt Nam-Cuba

Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen khẳng định chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đánh dấu một thời khắc quan trọng với ý nghĩa lịch sử.

Việt Nam sẽ có những thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương

Ngày 19/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn về chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Phiên họp cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ từ 22-24/9.

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...