70 năm Ngoại giao vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thách thức lớn nhất đối với đối ngoại hiện nay là cùng lúc phải giải quyết tốt hai nhiệm vụ: Giữ gìn môi trường hòa bình, thuận lợi cho phát triển; đồng thời giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh Tổ quốc, trật tự an toàn xã hội.



Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại hội thảo.

Ngày 12/8, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, đồng thời cũng là dịp kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Ngoại giao, Bộ Ngoại giao tổ chức hội thảo khoa học “70 năm Ngoại giao vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Hội thảo có sự tham dự của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Ngoại giao, đại diện lãnh đạo Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội, đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, địa phương và các nhà khoa học.

Hội thảo đã nghe 8 bài tham luận và nhiều ý kiến phát biểu của các bậc lão thành và các nhà khoa học. Các ý kiến phát biểu đều nhất trí cho rằng kể từ ngày thành lập 28/8/1945, ngành ngoại giao Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc trước kia cũng như sự nghiệp đổi mới, hội nhập và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Ngoại giao cũng góp phần to lớn trong việc củng cố và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Ra đời trong bối cảnh vận mệnh đất nước ở vào thế “ngàn cân treo sợi tóc”, ngành ngoại giao, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo và tham gia trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bước ngay vào cuộc chiến chống thù trong, giặc ngoài; góp phần quan trọng vào việc bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ nhân dân và tranh thủ thời gian quý báu để chuẩn bị cho cuộc trường kỳ kháng chiến.

Trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, mặt trận ngoại giao đã góp phần vào những trang sử vàng của dân tộc trong việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, qua thắng lợi tại các hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị Geneva; Hội nghị Paris.

Đất nước thống nhất nhưng tiếp tục đứng trước các thách thức to lớn về an ninh và phát triển. Ngoại giao lại cùng với các ngành bước vào công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, đấu tranh bảo vệ biên cương, giải quyết vấn đề Campuchia và phá thế bao vây cấm vận.

Bước vào thời kỳ đổi mới, ngoại giao đã đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới tư duy, chính sách phát triển, chính sách đối ngoại; triển khai quá trình bình thường hóa quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn; từng bước đưa đất nước hội nhập vào khu vực và thế giới; góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, thuận lợi cho phát triển, bảo vệ vững chắc an ninh Tổ quốc.

Giai đoạn nào cũng có khó khăn và thách thức nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh nào hoạt động ngoại giao luôn gắn chặt với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngành ngoại giao không chỉ có hoạt động của Bộ Ngoại giao mà còn có hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân, trong đó sự phối hợp giữa ba binh chủng Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng có vai trò vô cùng quan trọng.

Ngoại giao đồng hành và phối hợp chặt chẽ trong hoạt động đối ngoại của Đảng, đối ngoại của Quốc hội, ngoại giao nhân dân trên các lĩnh vực an ninh, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, thông tin đối ngoại và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao lưu nhân dân.

Các ý kiến phát biểu trong hội thảo từ các bậc lão thành và các nhà khoa học giúp Bộ Ngoại giao nhận thức rõ hơn về những đóng góp của ngành, về truyền thống vẻ vang mà các thế hệ cán bộ ngoại giao đi trước đã xây dựng nên, về nhiệm vụ đặt ra và gợi mở cho các cán bộ ngoại giao hôm nay về con đường phía trước.
 

 
Hội thảo khoa học “70 năm Ngoại giao vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Thách thức lớn nhất đối với đối ngoại hiện nay là cùng lúc phải giải quyết tốt hai nhiệm vụ: Giữ gìn môi trường hòa bình, thuận lợi cho phát triển; đồng thời giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh Tổ quốc, trật tự an toàn xã hội. Việc giải quyết tốt đồng thời hai nhiệm vụ này ngày càng khó khăn hơn trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới, đặc biệt là quan hệ giữa các nước lớn, có những biến chuyển phức tạp, khó lường; cạnh tranh về các nguồn lực phát triển, các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống nổi lên ngày càng gay gắt.

Bên cạnh đó, đối ngoại hôm nay cũng có những thuận lợi to lớn: toàn cầu hóa, cách mạng khoa học phát triển nhanh; xu thế hòa bình hợp tác và phát triển tiếp tục nổi trội và quan trọng nhất là đất nước ta sau 30 năm đổi mới đã có thế và lực mới.

Ngoại giao qua 70 năm xây dựng và trưởng thành đã để lại những di sản và nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Ngoại giao trong thời gian tới cần tiếp tục chủ động, sáng tạo để phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tận dụng xu hướng hoà bình, hợp tác, xu hướng toàn cầu hoá và sự phát triển của khoa học kỹ thuật nhằm mang lợi thế phát triển cho đất nước.

Các ý kiến phát biểu tại hội thảo cũng giúp Bộ Ngoại giao hiểu rõ hơn nhiệm vụ “đi đầu” trong công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược, chính sách; đi đầu trong kiến tạo nền tảng quan hệ với các nước, các đối tác; trong xử lý các tình huống nảy sinh, để không những tạo môi trường hòa bình, thuận lợi cho phát triển, bảo vệ Tổ quốc mà còn tham gia vào quá trình triển khai chính sách thu hút nguồn lực cho phát triển.

Hội thảo cũng là dịp để Bộ Ngoại giao hiểu rõ những yêu cầu mà đối ngoại Đảng, đối ngoại Quốc hội; các bộ, ban, ngành, địa phương đặt ra cho Ngoại giao. Với trách nhiệm là lực lượng nòng cốt trong mặt trận đối ngoại, với đặc thù là ngành có mạng lưới rộng khắp các cơ quan đại diện trên thế giới, Ngoại giao phải chủ động, tích cực hơn nữa trong đáp ứng yêu cầu của các bộ, ban, ngành, địa phương về thông tin, về sự hợp tác phục vụ nhiệm vụ chung. Đây là nhiệm vụ vinh quanh nhưng rất nặng nề./.
Theo Nhật Nam/LCĐT

Tin Liên Quan

Đại sứ Orlando Nicolas Hernandez Guillen: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ý nghĩa lịch sử với quan hệ Việt Nam-Cuba

Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen khẳng định chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đánh dấu một thời khắc quan trọng với ý nghĩa lịch sử.

Việt Nam sẽ có những thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương

Ngày 19/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn về chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Phiên họp cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ từ 22-24/9.

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...