Việt Nam cần ít nhất 2 triệu doanh nghiệp

Kinh nghiệm thế giới cho thấy để nền kinh tế có thể cất cánh, các nước cần ít nhất đội ngũ doanh nghiệp (DN) tương đương trên 2% dân số. Theo thông lệ này, Việt Nam cần ít nhất 2 triệu DN hiệu quả, trong khi chúng ta mới chỉ có khoảng 400.000 DN đang hoạt động.

Công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam từ sau Đại hội Đảng lần VI năm 1986 đã tạo ra những chuyển động ấn tượng bước đầu trong tiến trình xây dựng đất nước sau chiến tranh. Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, trong đó nổi lên vấn đề “sức khỏe” DN.

Một số nguyên nhân

Trước hết, năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam còn chậm cải thiện và có vị trí xếp hạng khiêm tốn so với nhiều nước trong khu vực. Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2014 - 2015 cho thấy, Việt Nam dù đã tiến 2 bậc, nhưng vẫn chỉ xếp thứ 68 trong 148 nền kinh tế. Báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới năm 2014 cũng xếp Việt Nam ở vị trí 78 trên 189 nước.

Ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính thế giới xuất phát từ Mỹ năm 2008, cộng với bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước kéo dài đã khiến thị trường xáo trộn, chi phí giá nguyên liệu tăng cao, DN đối mặt với nhiều rủi ro thách thức. Sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO (tháng 1/2007) đến nay. Bên cạnh đó, lực lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ngày càng tăng về quy mô, về số lượng.

Một thời gian dài, DN Việt Nam phải chịu lãi suất ngân hàng rất cao. Lãi suất ngân hàng cao làm hao mòn vốn tự có của DN, trong khi tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, DN kinh doanh lỗ hoặc lợi nhuận thấp kéo dài. Đại bộ phận DN Việt Nam rất khó khăn về nguồn vốn và đa phần sử dụng vốn từ kênh ngân hàng. Các DN tư nhân, đặc biệt DN nhỏ và vừa càng khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Cuối cùng, trình độ quản trị của DN Việt Nam chưa theo kịp với những chuẩn mực quốc tế.

Trong bối cảnh như vậy, năm 2015 đánh dấu một giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam, với việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN, cùng hàng loạt hiệp định như TPP, các FTA với EU, Hàn Quốc, Liên minh Thuế quan… Các DN đang đứng trước những thuận lợi chưa từng có để mở rộng thị trường. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh cũng tăng lên rất mạnh. Những ngành như ô tô, sữa, mía đường, chăn nuôi, thép… sẽ phải chịu sức ép lớn nhất. Áp lực hội nhập buộc Việt Nam phải tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư, khuyến khích mọi thành phần kinh tế. Việc hội nhập sâu rộng đòi hỏi DN phải nắm rõ luật chơi, hiểu sâu hơn về đối tác và văn hóa của họ…

Thực hiện cuộc cách mạng khởi nghiệp kinh doanh tại Việt Nam, xây dựng và phát triển 2 triệu DN kinh doanh có hiệu quả từ nay đến 2025

So sánh dân số và số DN tại các quốc gia tiên tiến Tính thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có trên 800.000 DN được thành lập, nhưng chỉ có khoảng 400.000 DN hoạt động. Tỷ lệ này quá thấp so với dân số trên 90 triệu và cũng quá thấp so với các nước, vùng lãnh thổ như Mỹ, Đài Loan, Thái Lan, Israel, Nhật Bản.
 

Thời gian qua, Việt Nam đã tập trung nỗ lực để có thể hội nhập kinh tế quốc tế và cải thiện môi trường kinh doanh, đặc biệt là với Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp năm 2014… Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là một lực lượng DN đủ mạnh. Nếu tính trung bình theo thông lệ các nước thì Việt Nam cần có ít nhất 2 triệu DN với năng lực cạnh tranh tốt, kinh doanh hiệu quả. Đây sẽ là lực lượng chủ công xây dựng và phát triển kinh tế bền vững. Rõ ràng là để nhanh chóng đạt được mục tiêu này thì vai trò của Nhà nước là rất quan trọng.

Nhà nước cần làm gì?

Có rất nhiều biện pháp đã và đang thực hiện, tuy nhiên trong khuôn khổ tại đây, chúng tôi đề xuất tập trung hai nhóm giải pháp chủ yếu:

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần điều chỉnh cơ cấu tín dụng - không phải bằng biện pháp hành chính mà sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ. Điều chỉnh cơ cấu tín dụng của các tổ chức tín dụng theo hướng tập trung ưu tiên cho sản xuất kinh doanh, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DN nhỏ và vừa, DN ứng dụng công nghệ cao… giảm bớt tín dụng cho khu vực DN Nhà nước.

Muốn điều chỉnh cơ cấu tín dụng, ngân hàng phải thay đổi căn bản cách thức cho vay. Tiến hành cho vay chủ yếu theo quản lý dòng tiền, hình thức thế chấp chỉ xem là phụ. Các khu vực cần khuyến khích như công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, xuất khẩu… cần ưu tiên lãi suất đặc biệt.

Thứ hai, xây dựng và hình thành một hệ thống chính sách kinh tế hỗ trợ DN nhỏ và vừa. Tập trung các bộ, cơ quan, địa phương với nỗ lực cao nhất để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, đồng bộ, hiện đại theo hướng tuân thủ đầy đủ quy luật của thị trường. Hình thành và đưa vào hoạt động các quỹ bảo lãnh tín dụng cho DN nhỏ và vừa.

Hỗ trợ về mặt hoàn thiện thể chế thông thoáng cho các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ “mở” thành lập hoạt động tại Việt Nam càng nhiều càng tốt. Đẩy mạnh cải cách hành chính, hình thành hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bảo vệ DN Việt Nam yên tâm làm ăn chân chính.

Đây cũng chính là những giải pháp đã và đang được triển khai, nhưng cần thực hiện quyết liệt hơn, nhất quán hơn và hiệu quả hơn. Với quyết tâm cải cách mạnh mẽ của Chính phủ, DN Việt Nam sẽ nỗ lực lao động sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần xây dựng thành công một Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.
Theo chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Đại sứ Orlando Nicolas Hernandez Guillen: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ý nghĩa lịch sử với quan hệ Việt Nam-Cuba

Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen khẳng định chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đánh dấu một thời khắc quan trọng với ý nghĩa lịch sử.

Việt Nam sẽ có những thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương

Ngày 19/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn về chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Phiên họp cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ từ 22-24/9.

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...