Bắc Hà: Hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi

Những năm qua, tuy điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn song huyện vùng cao Bắc Hà đã phát huy tốt sức mạnh tổng hợp, tập trung thực hiện chuyển dịch sản xuất theo hướng đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, tạo động lực đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao đời sống của nông dân.

Với khoảng 80% dân số sống bằng nghề nông nghiệp, tuy nhiên đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 12.256 ha, chiếm 18% tổng diện tích đất tự nhiên. Những năm trước đây, sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn thực hiện theo phong tục tập quán lạc hậu, độc canh, thuần nông, việc áp dụng khoa học vào sản xuất vẫn là điều lạ lẫm với người dân, cơ cấu giống cây trồng chuyển đổi chậm. Năm 2010, các giống lúa mới được đưa vào trồng chiếm 88,2%, ngô lai chiếm 46.7%, diện tích lúa nương 300 ha, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 22.941 tấn, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác chỉ đạt 22 triệu đồng/ha. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp không cân đối giữa trồng trọt với chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp mới đạt 304.501 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 8,6 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Xác định rõ những thuận lợi, khó khăn của địa phương, Đảng bộ, chính quyền huyện Bắc Hà đã vận dụng sáng tạo Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn, tranh thủ các nguồn lực đầu tư của nhà nước, thực hiện đồng bộ các giải pháp để chuyển dịch cơ cấu cây trồng gắn với xây dựng nông thôn mới.Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII đã xác định nông nghiệp – lâm nghiệp, nông thôn giữ vai trò trọng tâm. Trên cơ sở đó, UBND huyện đã xây dựng 3/12 đề án trọng tâm toàn khóa thuộc lĩnh vực nông nghiệp để tổ chức thực hiện gồm: Đề án đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, thâm canh tăng  vụ, tăng giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác; Đề án phát triển chăn nuôi; Đề án phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2010 - 2015. Đây là sự cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng để tổ chức triển khai thực hiện chuyển đổi giống cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.


Sản xuất rau an toàn tại HTX Na Lang, xã Tà Chải, huyện Bắc Hà

Để thực hiện nhiệm vụ trên, trước hết Bắc Hà tập trung làm tốt công tác chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật đến người nông dân gắn với thực hiện có hiệu quả các mô hình điểm. Các giống mới ( như ngô NK 45, AG59, Bioseed 9698; lúa LC270, VL 20, Thuần thơm) đã được đưa vào thay thế cho các giống địa phương kém hiệu quả. Bên cạnh đó các giống đặc sản tiếp tục được chú trọng phát triển như: Séng cù, Nếp, Khẩu nậm xít. Diện tích lúa nương giảm, diện tích lúa nước tăng lên từ 2.076 ha (năm 2010) thành 2.262 ha (năm 2014). Cơ cấu vụ mùa thay đổi, diện tích tăng vụ đạt 1.439 ha. Năng suất lúa tăng từ 40,23 tạ/ha (năm 2010) lên 42,18 tạ/ha (năm 2013), năng suất ngô đạt 33,8 tạ/ha (tăng 3,4 tạ so với năm 2010). Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 27.485 tấn (tăng 4.544 tấn so với năm 2010).Nhiều loại cây trông mới được đưa vào trồng chuyển đổi như: Atiso, Đương quy, Lê tai nung, Chanh tứ quý, Đào pháp,… Các vùng sản xuất chuyên canh hang hóa được hình thành như vùng sản xuất chè tập trung (tại xã Bản Liền, Nậm Khánh, Tả Củ Tỷ, Lầu Thí Ngài,..), vùng sản xuất cây dược liệu (các xã Na Hối, Lùng Cải, Lùng Phình,…), vùng sản xuất rau an toàn, rau bản địa (tại các xã Tà Chải, Na Hối), vùng cây ăn quả ôn đới, vùng cây ăn quả nhiệt đới,…

Tiềm năng đất lâm nghiệp cũng được Bắc Hà tập trung khai thác có hiệu quả. Trong 3 năm (2011-2013) huyện đã trồng mới rừng tập trung được 1.843 ha rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng của huyện lên 33,1%. Công tác xã hội hóa lâm nghiệp có chuyển biến tích cực, thu hút được mọi thành phần kinh tế tham gia trồng rừng, người lao động làm lâm nghiệp đã có thu nhập, người dân đã quan tâm và từng bước gắn bó với rừng, làm giàu từ rừng, nhiều hộ gia đình đã chuyển từ canh tác nương rẫy sang trồng rừng sản xuất.

Bên cạnh đó, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi cũng tăng khá qua các năm, phương thức chăn nuôi đang chuyển dần sang chăn nuôi theo môi hình chăn nuôi trang trại, cơ cấu vật nuôi đang chuyển dịch theo hướng tập trung phát triển đàn đại gia súc (trâu, ngựa), đồng thời bảo tồn và phát triển giống lơn, gà địa phương. Nhận thức của người dân về chăn nuôi đã được nâng lên. Hết năm 2014, tổng đàn gia súc, gia cầm toàn huyện là 287.900 con.

Không những thế, huyện đã tận dụng tối đa các điều kiện để phát triển thủy sản, trong đó tập trung chuyển đổi từ đất ruộng kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản hiệu quả cao kinh tế cao. Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng lên 35 ha (tăng 16 ha so với năm 2010). Khai thác thủy sản đã chuyển từ khai thác tự nhiên sang khai thác nuôi trồng, tận dụng các lòng hồ thủy điện để phát triển nuôi cá lồng.

Sau hơn 4 năm thực hiện, kết quả đã được thể hiện khá rõ nét, các lợi thế so sánh từng vùng đã được khai thác hiệu quả, cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực và đúng hướng, tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ tăng dần từ 32,5% (năm 2011) lên 34,46% (năm 2013); trồng trọt giảm từ 67,5% (năm 2011) xuống 65,54% (năm 2013); giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác đạt 32,8 triệu đồng/ha (tăng 10 triệu đồng so với năm 2010); giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 499.500 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 12,8 triệu đồng/năm (tăng 4,2 triệu đồng so với năm 2010). Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 34,98% (giảm 25,03% so với năm 2010).

Với những chủ trương hợp lý cùng cách làm hiệu quả, Bắc Hà đã thực sự thu được những bước tiến lớn trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển; tạo thu nhập ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân. Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa; mở ra nhiều cơ hội để huyện Bắc Hà nâng cao hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo, từng bước “cán đích” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới./.


Thanh Nga

Tin Liên Quan

Lào Cai triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Lào Cai sau cơn bão số 3 (Yagi)

Sáng 20/9, Sở Du lịch phối hợp với Hiệp Hội du lịch tổ chức Hội nghị bàn về các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sau ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi).

Động lực để Lào Cai vươn lên sau bão lũ

Trong những ngày qua, hoàn lưu bão số 3 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉnh Lào Cai. Giữa những đau thương và khó khăn bộn bề ấy, tỉnh Lào Cai nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chung tay ủng hộ của cả xã hội.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh: Nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn trân quý, khắc ghi sự sẻ chia của đồng bào cả nước

Những ngày qua, Ban Vận động cứu trợ tỉnh với cơ quan thường trực là Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận sự ủng hộ rất lớn về tiền và vật chất từ nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tình cảm đặc biệt, nghĩa cử cao đẹp ấy luôn được...

Ưu tiên đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, phấn đấu khởi công trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 18/9/2024 thành lập Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang thăm, động viên Nhân dân Làng Nủ

Sáng 18/9, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã đi thăm, động viên Nhân dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên) và các lực lượng đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn tại đây.

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương).