Phát triển sản phẩm du lịch các tỉnh dọc cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Nhằm giúp cho các tỉnh dọc tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai xây dựng được những sản phẩm du lịch hấp dẫn, phù hợp với thế mạnh về tài nguyên và thu hút được khách du lịch đến với khu vực, Ban quản lý dự án EU (Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do Liên minh Châu Âu tài trợ) đang tư vấn cho các tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Phú Thọ xác định các sản phẩm du lịch đặc trưng để đưa vào khai thác, phục vụ du lịch trong giai đoạn tới.
 

Tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. (Ảnh: Theo YBĐT)
 
Theo gợi ý của các chuyên gia, sản phẩm du lịch sẽ lấy trục đường Cao tốc Nội Bài – Lào Cai làm trục chính và được chia ra làm 4 nhóm sản phẩm theo khu vực:
 
Nhóm 1, sản phẩm du lịch “Nuôi dưỡng cơ thể và tâm hồn” với không gian khu vực phía Nam của tỉnh Phú Thọ. Điểm nhấn của dòng sản phẩm này gồm các địa danh: Quần thể di tích Đền Hùng và Bảo tàng Hùng Vương; Làng cổ Hùng Lô, Suối khoáng nóng Thanh Thuỷ và Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Thị trường hướng tới của dòng sản phẩm này là khách du lịch tâm linh, du lịch văn hoá, lịch sử và du lịch chăm sóc sức khoẻ. Khi trải nghiệm sản phẩm du lịch, du khách sẽ có cơ hội tìm về cội nguồn dân tộc, làm phong phú thêm tâm hồn đồng thời được thư giãn, hồi phục sức khoẻ tại suối nước nóng và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí gắn với thiên nhiên tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Sơn.

Nhóm 2, sản phẩm du lịch “Trải nghiệm cuộc sống thôn quê” với không gian khu vực phía Bắc của tỉnh Phú Thọ kết nối với tỉnh Yên Bái. Điểm nhấn của dòng sản phẩm này gồm: Đầm Vân Hội (Hạ Hoà), Hồ Thanh Thuỷ, Ruộng bậc thang Mù Cang Chải và Rừng nguyên sinh Nà Hẩu (Yên Bái). Thị trường hướng tới của dòng sản phẩm là các đối tượng du khách yêu thiên nhiên, thích mạo hiểm và mong muốn được trải nghiệm với cuộc sống thường ngày của những người nông dân và khám phá văn hoá dân tộc.

Nhóm 3, sản phẩm du lịch “Sắc màu miền núi” với không gian gồm các huyện phía Đông của tỉnh Lào Cai kết nối sang tỉnh Hà Giang. Điểm nhấn của dòng sản phẩm là các phiên chợ vùng cao, làng bản dân tộc, lễ hội dân gian, nghề thủ công truyền thống và một số di tích danh thắng của các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương (Lào Cai) kết nối sang tỉnh Hà Giang. Thị trường hướng tới của dòng sản phẩm là khách du lịch văn hoá, du lịch nghiên cứu và du lịch trải nghiệm - khám phá.

Nhóm 4, sản phẩm du lịch “Khám phá đỉnh cao” với không gian là các huyện phía Tây của tỉnh Lào Cai (Sa Pa, Bát Xát) kết nối sang tỉnh Lai Châu với các điểm nhấn: Đèo Ô Quý Hồ, Đỉnh Fansipan, Dãy Ngũ Chỉ Sơn, Đỉnh Bạch Mộc Lương Tử gắn với văn hoá đặc trưng của các dân tộc sinh sống trong khu vực như: Giáy, Hà Nhì, Mông, Dao. Đối tượng hướng tới của dòng sản phẩm là khách du lịch mạo hiểm, du lịch leo núi và du lịch văn hoá.

Trên cơ sở các cụm sản phẩm du lịch, các doanh nghiệp lữ hành có thể liên kết thành nhiều chương trình du lịch khác nhau tuỳ theo đối tượng khách như: Hành trình về nguồn, hành trình trải nghiệm ruộng đồng, hành trình khám phá Sông Hồng, hành trình qua núi, hành trình trải nghiệm cuộc sống vùng cao…

Để khai thác hiệu quả các sản phẩm du lịch trên, nhóm chuyên gia Dự án EU đề xuất 12 hành động mà các tỉnh trên tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai cần quan tâm thực hiện gồm: Cải thiện hạ tầng du lịch và bảo tồn thiên nhiên; khuyến khích đa dạng hoá sản phẩm du lịch cộng đồng; nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc thuyết minh, giới thiệu và chỉ dẫn về di sản; đầu tư xây dựng các trạm quan sát, trạm dừng chân trên các tuyến du lịch; tăng cường quản lý nhằm giảm thiểu tác động của du lịch lên các điểm đến; cải thiện các tiêu chuẩn về homestay,...

Hi vọng với sự tư vấn của các chuyên gia Dự án EU, sự đồng thuận của các tỉnh liên quan và sự vào cuộc của doanh nghiệp, các tỉnh dọc tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai sẽ sớm xác định và xây dựng được những sản phẩm du lịch đặc trưng, riêng có của mỗi địa phương, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch./.
Minh Phượng

Tin Liên Quan

Lào Cai triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Lào Cai sau cơn bão số 3 (Yagi)

Sáng 20/9, Sở Du lịch phối hợp với Hiệp Hội du lịch tổ chức Hội nghị bàn về các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sau ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi).

Động lực để Lào Cai vươn lên sau bão lũ

Trong những ngày qua, hoàn lưu bão số 3 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉnh Lào Cai. Giữa những đau thương và khó khăn bộn bề ấy, tỉnh Lào Cai nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chung tay ủng hộ của cả xã hội.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh: Nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn trân quý, khắc ghi sự sẻ chia của đồng bào cả nước

Những ngày qua, Ban Vận động cứu trợ tỉnh với cơ quan thường trực là Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận sự ủng hộ rất lớn về tiền và vật chất từ nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tình cảm đặc biệt, nghĩa cử cao đẹp ấy luôn được...

Ưu tiên đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, phấn đấu khởi công trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 18/9/2024 thành lập Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang thăm, động viên Nhân dân Làng Nủ

Sáng 18/9, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã đi thăm, động viên Nhân dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên) và các lực lượng đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn tại đây.

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương).