Chiến lược phát triển đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định số 214/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.
Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030 vận tải đường sắt sẽ đáp ứng được 3% đến 4% thị phần vận tải hành khách. 

Theo đó, mục tiêu phát triển vận tải đường sắt Việt Nam sẽ qua 3 giai đoạn:

Từ nay đến năm 2020, sẽ nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có, trong đó ưu tiên hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc – Nam để đạt tốc độ chạy tàu bình quân 80 – 90km/h đối với tàu khách và 50 – 60km/h đối với tàu hàng. Nâng cao chất lượng vận tải các tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai, Gia Lâm – Hải Phòng, Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Lạng Sơn. Tập trung đầu tư nâng cấp các nhà ga đường sắt trọng điểm, các nhà ga có lượng khách lớn. Đồng thời, nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao (đường đôi), điện khí hóa trên trục Bắc – Nam. Trong đó chuẩn bi ưu tiên xây dựng trước những tuyến có nhu cầu vận tải lớn. Đặc biệt là khu vực kết nối với Hà Nội và TP.HCM như các đoạn: Hà Nội – Vinh, TP.HCM – Nha Trang. Đưa vào khai thác toàn tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân.

Trong gia đoạn này, vận tải đường sắt phấn đấu đáp ứng khoảng 1%-2% thị phần vận tải hành khách, 1%-3% thị phần hàng hóa; đáp ứng được khoảng 4-5% thị phần vận tải hành khách đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Giai đoạn 2020 đến 2030, triển khai xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao (trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu từ 160km/h đến 200km/h), đường đôi khổ 1.435mm, hạ tầng tuyến có thể đáp ứng khai thác tốc độ cao tốc 350km/h trong tương lai. Nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt có nhu cầu vận tải lớn, các tuyến Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Đồng Đăng, Biên Hòa – Vũng Tàu, Sài Gòn – Cần Thơ, Hải Phòng – Lạch Huyện, các tuyến nối với các cảng biển lớn, khu công nghiệp, du lịch, đường sắt nói các tỉnh Tây Nguyên với cảng biển, đường sắt Vũng Áng – Cha Lo (Mụ Giạ) để kết nối với đường sắt của Lào tại Thà Khẹt, đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh kết nối với đường sắt xuyên Á.

Đến năm 2050, đường sắt đáp ứng tối thiểu 5 – 8% thị phần vận tải hành khách và 5 – 6% thị phần vận tải hàng hóa, trên 30% thị phần vận tải hành khách đô thị tại Hà Nội và TP.HCM. Phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt đôi t���c độ cao. Sau năm 2050, ngành đường sắt sẽ khai thác tốc độ cao tốc 350km/h, hoàn thành đường sắt Tây Nguyên, đường sắt xuyên Á, đường sắt kết nối các khu công nghiệp, cảng biển lớn.

Với mục tiêu chiến lược phát triển giao thông đường sắt cụ thể trên, thì sau năm 2030 hành khách đi tàu từ Hà Nội đến TP.HCM chỉ mất hơn 8 giờ đồng hồ và sau năm 2050 chỉ mất khoảng 5 giờ đồng hồ./.
 
Ngọc Nhung

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.