Kinh tế thị trường và câu trả lời của Thủ tướng

“Kinh tế thị trường là thế nào, định hướng xã hội chủ nghĩa là thế nào, phải nói cụ thể, không chung chung nữa”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu vấn đề như vậy tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2015 vừa diễn ra, khi đề cập đến những đường hướng lớn nhằm tạo đột phá, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội năm 2015 và những năm tiếp theo.

Câu chuyện bắt đầu khi một ý kiến tại phiên họp cho rằng để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, thì trong một số lĩnh vực như giáo dục hay y tế, nhà nước vẫn phải đầu tư là chính, nếu xã hội hóa quá mức, thì có thể dẫn tới nguy cơ “chệch hướng”.

Trên thực tế, mới cách đây vài ngày, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập – một hướng đi được kỳ vọng là sẽ giúp các đơn vị này, trong đó có các bệnh viện, nhà trường, phát triển mạnh mẽ. Cổ phần hóa là một hướng đi khác còn mạnh mẽ hơn. Sắp tới, Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành Quyết định chuyển một số đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần, theo  hướng thực hiện ngay không làm thí điểm và phạm vi mở rộng thêm so với dự kiến trước đó…

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa rõ ràng là vấn đề rất lớn, có tầm quan trọng đặc biệt, thu hút sự chú ý của đông đảo các giới, nhưng ý kiến nói trên tại phiên họp Chính phủ cũng cho thấy vẫn còn những khác biệt trong quan điểm về vấn đề này. Nhiều ý kiến lo ngại rằng việc thực hiện “triệt để” kinh tế thị trường có thể dẫn tới nguy cơ “chệch hướng” xã hội chủ nghĩa.

Trả lời ý kiến nói trên tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: Không phải tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế hay giáo dục hay theo cơ chế thị trường là không lo cho người nghèo. Rõ ràng, đã đến lúc phải thay đổi cách suy nghĩ như vậy.

Nhìn rộng hơn, Thủ tướng nhấn mạnh: “Tất cả phải đi vào kinh thế thị trường và đã là thị trường thì phải thực hiện đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, trước hết là giá cả, phân bổ nguồn lực phải theo thị trường. Và đã thị trường thì phải công khai, minh bạch, bình đẳng”.

Còn định hướng XHCN là Nhà nước sẽ dùng chính sách, dùng công cụ, dùng nguồn lực của mình để điều tiết, để phân phối, phân phối lại,  bảo đảm cho tiến bộ công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo… Thủ tướng lấy ví dụ trong lĩnh vực y tế, giá các dịch vụ phải được tính đúng, tính đủ, còn người nghèo, đối tượng chính sách phải được chăm lo.

Nhưng để đạt được mục đích đó, chúng ta phải có một cách làm khác so với trước đây, mà cụ thể là bằng những giải pháp mà Chính phủ đã triển khai như xã hội hóa, cơ chế tự chủ hay cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập, từ đó phát triển mạnh lĩnh vực y tế, bảo đảm cung cấp dịch vụ tốt nhất cho tất cả mọi người, trong đó người nghèo vào bệnh viện cũng được chăm sóc tốt thông qua bảo hiểm y tế.

 “Định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là có bao nhiêu bệnh viện của nhà nước, không phải là quốc doanh chiếm bao nhiêu, mà là làm sao để tất cả mọi người dân được hưởng những dịch vụ xã hội cơ bản”, Thủ tướng nói.

Nói cách khác, cần tách bạch rõ ràng vấn đề phúc lợi xã hội và quan điểm này đã được Thủ tướng, được Chính phủ thể hiện nhất quán. Chẳng hạn, một trong những định hướng lớn trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là phải tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ chính trị, công ích. Cũng sẽ không có chuyện giữ giá, ví dụ giá điện, ở mức thấp với lý do bảo đảm an sinh xã hội nữa, Chính phủ kiên quyết xóa bao cấp và không bao cấp tràn lan về giá, những đối tượng nào thuộc diện chính sách sẽ được Nhà nước hỗ trợ trực tiếp.

Trên thực tế, những nhận thức nói trên về kinh tế thị trường đã được người đứng đầu Chính phủ thể hiện qua nhiều chỉ đạo gần đây, mà nhiều ý kiến cho rằng là sự khởi động cho “làn sóng” đổi mới lần thứ hai. Có thể nhận thấy điều đó từ Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng, cho tới Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 về cải thiện môi trường kinh doanh, những chỉ đạo về tái cơ cấu khối doanh nghiệp nhà nước hay định hướng xây dựng các Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư… “Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường” cũng là giải pháp lớn, bao trùm đầu tiên mà Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện trong dự thảo Nghị quyết mới sắp được ban hành về cải thiện môi trường kinh doanh – vấn đề mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá là nội dung có ý nghĩa quyết định đối với phát triển kinh tế-xã hội.

Những nhận thức, quan điểm đó của Chính phủ và người đứng đầu Chính phủ chính là câu trả lời cho vấn đề được Thủ tướng đặt ra: “Kinh tế thị trường là thế nào, định hướng xã hội chủ nghĩa là thế nào, phải nói cụ thể, không chung chung nữa”.

Cũng cần nhắc lại rằng, mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa chính là một trong tám mối quan hệ lớn mà Cương lĩnh xây dựng đất nước được thông qua tại Đại hội XI yêu cầu “cần phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt”.

Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội XII đã nêu ra định nghĩa mới về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mục tiêu, nhiệm vụ cho vấn đề này trong 5-10 năm tới.

Theo đó, nền kinh tế phải vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường; Nhà nước đóng vai trò định hướng, sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và công cụ, chính sách để định hướng và điều tiết nền kinh tế…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng khẳng định, động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh và “đây là lúc” chúng ta cần có thêm động lực. Quan điểm mới nói trên rất có thể sẽ là chìa khóa để giải quyết những vấn đề lớn lao đòi hỏi tư duy đột phá và tầm nhìn xa, để từ đó đưa đất nước tiến nhanh vào giai đoạn phát triển mới./.

Theo chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.