Rộn rã hội Gầu tào Pha Long

Sáng mồng 4 Tết, đồng bào dân tộc Mông ở Pha Long (huyện Mường Khương) rộn rã mở hội Gầu tào cầu cho mọi nhà khoẻ mạnh, mùa vụ bội thu.

Lễ hội Gầu tào của người Mông Pha Long, huyện Mường Khương thu hút hàng nghìn người dân các xã lân cận từ Tả Ngải Chồ, Dìn Chin đến Tả Gia Khâu (Mường Khương) và cả xã Kiều Đầu, huyện Hà Khẩu (Trung Quốc) tham dự.

Giữa khoảng đất bằng phẳng trên ngọn đồi cao, đồng bào dựng một cây nêu bằng cây luồng rất to, cao và thẳng. Trên ngọn cây nêu để nguyên cành lá, buộc một dải vải lanh dài thả từ ngọn cây xuống mặt đất. Dải vải có 2  màu, màu đen ở trên và màu đỏ ở dưới, với ý nghĩa nối người dự lễ với thần linh.

Mở đầu hội Gầu tào, thầy mo tiến hành các nghi lễ truyền thống cầu mong trời đất cho mọi người sức khỏe, mùa màng bội thu.

Sau nghi lễ cúng là phần hội, mọi người dự hội có thể tham gia các tiết mục văn nghệ và các trò chơi như: Hát giao duyên, múa gậy sinh tiền, chọi chim họa mi…

Lễ hội sẽ kết thúc vào sáng ngày mồng 7 tháng Giêng.

Cây nêu được dựng lên báo hiệu nơi diễn ra lễ hội.
Thầy cúng thực hiện nghi lễ cầu cho mưa thuận gió hoà.
Các thiếu nữ diện những bộ trang phục đẹp nhất đến lễ hội.
Múa khèn - tiết mục không thể thiếu tại hội Gầu tào.
Một góc lễ hội dành cho những người mê chọi chim họa mi.

* Tại xã Cán Cấu (Si Ma Cai), ngày 20/2 (tức ngày mồng 3 tết), hàng nghìn người dân địa phương và du khách đã đến tham dự lễ hội Say Sán cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu.

Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày (từ ngày mồng 3 đến mồng 5 tháng Giêng).

Hàng nghìn người dân và du khách đên tham gia lễ hội.

Cũng như nhiều lễ hội khác, lễ hội Say Sán của người Mông ở Cán Cấu gồm hai phần: Lễ và hội. Phần lễ mở đầu với nghi thức thầy cúng vừa làm lễ quanh cây nêu, vừa hát và cầu khấn cho mưa thuận, gió hòa, mọi người, mọi gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc. Cùng với đó, các đôi trai gái và người tham dự lễ hội cầm ô, cầm khèn đi quanh cây nêu bày tỏ lòng thành kính và mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với bản làng của mình.

Phần hội với những tiết mục văn nghệ đặc sắc như múa sinh tiền, múa khèn, hát giao duyên và những trò chơi truyền thống như kéo co, bắn nỏ, đánh quay, đẩy gậy, thi giã bánh giầy…

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.

Trăm năm kể chuyện nghề Rèn