Sức lan tỏa từ trái tim

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã và đang trở thành việc làm thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sỹ lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Đó là kết quả tất yếu đến từ tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu, xuất phát từ trái tim mỗi người mà minh chứng là ngày càng xuất hiện nhiều điển hình trong học tập và làm theo Bác, với những việc làm bình dị mà lay động lòng người.

Những đợt gió xuân dường như làm những cánh rừng ở Long Phúc (Bảo Yên) xanh hơn. Tuyến đường bê tông 800 m từ Bản 2 đến Bản 7 uốn lượn, khi thấp thoáng qua những vườn cây trái xum xuê, lúc lại ẩn hiện bên bìa rừng, tạo điểm nhấn cho bức tranh thủy mặc nơi đây. Đây là kết quả từ sự chung sức, chung lòng không chỉ của nhân dân những thôn tuyến đường đi qua, mà còn của nhân dân các dân tộc trong xã chia sẻ với những thôn vùng cao này. Tổng kinh phí làm tuyến đường hơn 100 triệu đồng, nhưng ngân sách Nhà nước chỉ phải bỏ ra 8 triệu đồng để hỗ trợ một phần hoa màu, còn lại do nhân dân tự nguyện đóng góp và nếu không có sự đồng thuận, tự giác của người dân, chắc chắn việc làm tuyến đường sẽ khó khăn, tốn kém hơn rất nhiều.

Chủ tịch UBND tỉnh Doãn Văn Hưởng (thứ tư từ trái sang) thăm vùng chuyên canh chè và dứa ở xã Bản Lầu (Mường Khương).

Đó chỉ là một trong nhiều câu chuyện thể hiện sự chuyển biến từ nhận thức đến hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Long Phúc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Các chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã đã đăng ký việc “làm theo” cụ thể, như nhận giúp đỡ 5 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó có 2 gia đình liệt sỹ, đồng thời huy động hàng trăm ngày công lao động và tiền giúp 3 gia đình nghèo trong xã những lúc thời vụ, thời điểm khó khăn. Mỗi thầy cô giáo trường tiểu học và trường trung học cơ sở xã nhận giúp đỡ một học sinh có hoàn cảnh khó khăn… Tinh thần tương thân, tương ái, gương mẫu đó đã lan tỏa đến các tầng lớp nhân dân trong xã. Chả thế mà gia đình ông Kim Văn Kiểm ở Bản 5 đã hiến 700 m2 đất và 100 gốc chè để mở đường giao thông nông thôn; gia đình ông Hoàng Văn Sơn ở Bản 3 tự giác ủng hộ hàng triệu đồng đổ bê tông ngõ xóm; gia đình ông Cao Xuân Bình ở Bản 7 hiến đất làm nhà văn hóa thôn…

Chỉ một xã như Long Phúc đã có hàng chục gia đình, tập thể, cá nhân với nhiều việc làm tốt, là minh chứng về chuyển biến, hiệu quả từ việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác ở Bảo Yên nói riêng và ở Lào Cai nói chung. Ở Bảo Yên còn có những cán bộ, đảng viên như ông Giàng Chẩn Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Tiến; ông Triệu Văn Tâm, Bí thư Chi bộ Hỏa (xã Cam Cọn); ông Lò Đình Tuyến, Bí thư Chi bộ Nậm Pạu (xã Vĩnh Yên)… đi đầu trong phong trào hiến đất xây dựng trường học, làm đường giao thông nông thôn và nhiều tấm gương tiêu biểu khác, góp phần củng cố tổ chức cơ sở đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Hoặc cô giáo Trương Thị Tình, giáo viên Trường Tiểu học số 2 xã Bảo Hà tình nguyện lên điểm trường vùng cao dạy học; ông Phạm Hồng Điều ở xã Lương Sơn vừa làm kinh tế giỏi, vừa giúp đỡ bà con thôn, bản cùng phát triển kinh tế, giúp đồng bào Mông đến cư trú tại thôn Lương Hải (cùng xã) ổn định cuộc sống; ông Nguyễn Xuân Thanh, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Hòa, điển hình trong phong cách lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở, đã vận động nhân dân trong xã chung tay xây dựng nông thôn mới, đưa Xuân Hòa trở thành xã dẫn đầu huyện Bảo Yên về phong trào làm đường giao thông nông thôn…

Cũng trong ngàn hoa khoe sắc đó có anh Co Gió Sì, dân tộc Hà Nhì, ở xã Y Tý (Bát Xát), không sợ hiểm nguy cứu được 26 người bị mắc kẹt trên núi cao do tuyết dày hồi tháng 12/2013. Đó là anh Lý Phù Sinh, dân tộc Dao, ở xã Liêm Phú (Văn Bàn) giúp 40 hộ trong thôn về vốn, giống cây, con không lấy lãi và nhận nuôi 4 cháu có hoàn cảnh khó khăn. Anh Lục Thượng Cường, dân tộc Nùng ở xã Bản Lầu (Mường Khương) hiến 5.000 m2 đất làm đường giao thông. Ông Tráng A Chảo, Bí thư Đảng ủy xã Cán Cấu (Si Ma Cai) tận tâm với công việc, bám sát cơ sở. Trung tá Lục Văn Thanh, Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Si Ma Cai tận tụy với công việc. Ông Thào Seo Pao ở thôn Hồ Sáo Chải (Quan Thần Sán) hiến hơn 1.000 m2 đất và 50 cây gỗ để xây trường mầm non của xã. Anh Sần Thó Suy, dân tộc Hà Nhì ở thôn Lao Chải, xã Trịnh Tường (Bát Xát) tổ chức lớp học xóa mù chữ cho 24 học viên dân tộc Hà Nhì...

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, mỗi ngành, mỗi địa phương chọn một hoặc một số lĩnh vực làm khâu đột phá. Ví dụ như huyện Mường Khương lựa chọn nội dung cải tạo một số tập tục lạc hậu; Đảng bộ Công an tỉnh đổi mới lề lối, tác phong công tác, tận tụy phục vụ nhân dân; Huyện ủy Bát Xát đề ra 15 việc cần làm ngay, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc trong nhân dân; Thành ủy Lào Cai tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh tập trung khắc phục những hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”... Nhiều hoạt động từ thiện trong xã hội nhận được sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp; tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách” thể hiện ngày càng rõ nét.

Gần 4 năm đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã nhận thức rõ hơn về vị trí, tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác đối với việc xây dựng nền tảng đạo đức xã hội. Những hoạt động học tập và làm theo đó đang trở thành việc làm thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên và là nhu cầu, nguyện vọng xuất phát từ sâu thẳm trái tim mỗi người. Từ trái tim đến trái tim, sức lan tỏa là vô cùng mạnh mẽ. Các phong trào thi đua yêu nước được đông đảo cán bộ, đảng viên, chiến sỹ lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị ở địa phương. Đó cũng là cách thể hiện lòng tôn kính, là tình cảm của nhân dân các dân tộc trong tỉnh đối với Bác Hồ kính yêu./.

 
Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Động lực để Lào Cai vươn lên sau bão lũ

Trong những ngày qua, hoàn lưu bão số 3 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉnh Lào Cai. Giữa những đau thương và khó khăn bộn bề ấy, tỉnh Lào Cai nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chung tay ủng hộ của cả xã hội.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh: Nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn trân quý, khắc ghi sự sẻ chia của đồng bào cả nước

Những ngày qua, Ban Vận động cứu trợ tỉnh với cơ quan thường trực là Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận sự ủng hộ rất lớn về tiền và vật chất từ nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tình cảm đặc biệt, nghĩa cử cao đẹp ấy luôn được...

Ưu tiên đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, phấn đấu khởi công trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 18/9/2024 thành lập Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang thăm, động viên Nhân dân Làng Nủ

Sáng 18/9, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã đi thăm, động viên Nhân dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên) và các lực lượng đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn tại đây.

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương).

Chuyển 46 tỷ đồng hỗ trợ các huyện, thị xã khắc phục hậu quả thiên tai

Ban Vận động cứu trợ tỉnh vừa quyết định chuyển 46 tỷ đồng tại Kho bạc Nhà nước tỉnh do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh quản lý đến Ban Vận động cứu trợ các huyện, thị xã để khắc phục hậu quả thiên tai sau cơn bão số 3.