Liên hợp quốc kêu gọi 600 triệu USD để đối phó với dịch bệnh

Ngày 5/9, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã đưa ra mục tiêu dập tắt dịch bệnh tồi tệ chưa từng có này trong vòng 6 đến 9 tháng tới. Ông cũng lên tiếng kêu gọi khẩn cấp 600 triệu USD để giúp đối phó với dịch Ebola đang bùng phát tại Tây Phi.
 
Số liệu cập nhật mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 5/9 cho thấy, số bệnh nhân tử vong vì virút Ebola đã vượt quá 2.000, lên tới 2.097 người. Nhằm mục tiêu dập tắt dịch bệnh, Liên hợp quốc đã đưa ra thời hạn trong vòng từ 6 đến 9 tháng tới.



Đây là đợt bùng phát dịch Ebola tồi tệ nhất kể từ năm 1976. (Ảnh: AFP)

Theo WHO, đến nay đã có 3.944 trường hợp nhiễm vi rút Ebola tại Liberia, Guinea và Sierra Leone kể từ khi dịch bệnh này hoành hành vào tháng 12 năm ngoái. Nigeria ghi nhận 8 trường hợp trong tổng số 22 ca mắc bệnh. Bên cạnh đó, có ít nhất 30 người cũng đã tử vong khi dịch bệnh bùng phát ở Cộng hòa Dân chủ Congo.

Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, dịch bệnh đang lây lan nhanh hơn so với ứng phó của con người. Người dân ngày càng bày tỏ sự thất vọng vì dịch bệnh đã không được kiểm soát. Ông đề nghị các nước cung cấp thêm vật tư cũng như nhân viên y tế.

Tại hội nghị ngày 4/9 vừa qua ở Geveva, WHO đã tham vấn các chuyên gia hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực y tế về khả năng sử dụng các vắc-xin và liệu pháp điều trị chưa được thử nghiệm trên cơ thể người trong nỗ lực ngăn chặn và phòng chống dịch bệnh Ebola. Hội nghị nhất trí sử dụng các liệu pháp máu toàn phần và huyết thanh kháng virút cần được coi là một vấn đề ưu tiên.

Kết quả từ các thí nghiệm an toàn của hai loại vắc xin có thể sẽ được ứng dụng trong tháng 11 tới. “Nếu độ an toàn được chứng minh, vắc xin sẽ được sử dụng ưu tiên cho các nhân viên y tế từ tháng 11/2014” – thông báo của WHO nêu rõ.

Các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch Ebola bao gồm: Guinea, Liberia, Nigeria, Senegal và Sierra Leone. Vi rút gây dịch Ebola cũng xuất hiện tại Cộng hòa Dân chủ Congo, tuy nhiên vi rút này không có liên quan với vi rút gây dịch Ebola tại Tây Phi.

Đây là đợt bùng phát dịch bệnh tồi tệ nhất kể từ khi vi rút này được phát hiện năm 1976 gần sông Ebola (Cộng hòa Dân chủ Congo). WHO cho rằng, số người bị ảnh hưởng có thể lên tới 20.000 người trước khi dịch bệnh này được dập tắt./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Cảnh báo tác động “tàn khốc” của biến đổi khí hậu và xung đột đối với người nghèo

Biến đổi khí hậu và xung đột có nguy cơ làm lu mờ những nỗ lực cải thiện sức khỏe con người, trong khi thực tế các vấn đề này có mối liên hệ chặt chẽ không thể tách rời, Peter Sands, người đứng đầu Quỹ Toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS, lao và sốt rét cho biết.

Đức nỗ lực ổn định thị trường lao động

Thiếu hụt lao động lành nghề là một trong những rủi ro kinh tế lớn nhất đối với nước Đức, gây lo ngại cho các doanh nghiệp. Việc áp dụng luật nhập cư lao động lành nghề mới của Đức được giới chuyên gia đánh giá cơ bản là tích cực, song vẫn còn nhiều phức tạp và là yếu tố khiến quốc gia này tụt...

Việt Nam tham gia Hội chợ quốc tế về thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow 2024

Ngày 17/9, tại Trung tâm triển lãm Crocus Expo ở thủ đô Moskva, Liên bang Nga, đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ quốc tế về thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow 2024.

Thế giới tuần qua: Thiên tai, dịch bệnh và những hệ lụy

Hàng triệu người ở Đông Nam Á đang phải đối mặt với tình trạng ngập lụt, thiệt hại về người và của sau khi siêu bão Yagi, cơn bão được đánh giá là lớn nhất châu Á trong năm 2024 đổ bộ. Bên cạnh đó, những diễn biến liên quan đến dịch bệnh đậu mùa khỉ (mpox) tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận...

Ấn tượng Việt Nam tại một trong những hội chợ du lịch và lữ hành lớn nhất thế giới

Ngày 17/9, Hội chợ du lịch quốc tế và Pháp IFTM Top Resa năm 2024 (Top Resa 2024) đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Quốc tế Versailles, Paris.

Biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng suy dinh dưỡng trẻ em

Theo nhà đồng sáng lập Microsoft Bill Gates, tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay đang khiến cho "cuộc khủng hoảng suy dinh dưỡng trẻ em" trở nên tồi tệ hơn.