Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, điểm nhấn của hoạt động khuyến nông Lào Cai

Trong nhiều năm trở lại đây việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào hoạt động khuyến nông luôn được chú trọng và phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao để phát triển nông sản hàng hóa phục vụ đời sống nhân dân.
Cùng với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và việc ban hành các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông lâm nghiệp phù hợp, thì việc đưa các mô hình trình diễn khuyến nông đã làm thay đổi tập quán sản xuất, nâng cao năng suất, giá trị thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Việc đưa máy gặt đập liên hoàn đã giúp nâng cao năng suất lao động. Ảnh: Nguyên An

Việc áp dụng biện pháp kỹ thuật sản xuất tiên tiến đã giúp người dân làm quen với mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, từng bước chuyển đổi cơ cấu giống, mùa vụ, tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Với cây lúa, đến nay diện tích sử dụng giống lúa lai luôn được duy trì trên 70% tổng diện tích lúa toàn tỉnh, năng suất bình quân đạt 48.21 tạ/ha, đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ cho đồng bào dân tộc vùng cao. Mở rộng diện tích sản xuất cây trồng tăng vụ như đậu tương giống mới, khoai tây, khoai lang… đã làm tăng hệ số sử dụng đất ruộng vùng cao từ 1.05 lên 1.34 lần, vùng thấp 2.13 lên 2.32 lần so với năm 2005. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác vùng cao từ 10 – 12 triệu đồng/ 1 vụ, tăng lên 20 - 25 triệu đồng/2 vụ; vùng thấp từ 30 - 35 triệu đồng/2 vụ lên 55 - 60 triệu đồng/ 3 vụ. Cùng với việc hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô lớn, như vùng sản xuất lúa chất lượng cao trên 2000 ha, vùng chè VietGAP trên 1000 ha, mô hình trồng, thâm canh chè giống mới cũng góp phần thúc đẩy nông nghiệp Lào Cai phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng. Năm 2013, sản lượng chè thu hoạch đạt 15.237 tấn, giá thu mua bình quân là 5.000 đồng/kg.
 

Đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, phát triển chăn nuôi lợn tại các nông hộ.

Trong chăn nuôi, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật được tập trung vào cải tạo chất lượng con giống như Sind hóa đàn bò vàng bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; chăn nuôi gà thả vườn; áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAP tại nông hộ... đã không chỉ giúp nâng cao chất lượng chăn nuôi, mà còn từng bước thay đổi tập quán thả rông gia súc sang chăn nuôi có đầu tư bền vững. Hiện nay mô hình khuyến nông đang tập trung khai thác thế mạnh về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phát triển chăn nuôi lợn bản địa, chăn nuôi đại gia súc gắn với trồng cỏ. Hiện toàn tỉnh có trên 1000 ha cỏ được trồng để phục vụ việc chăn nuối, 70% số hộ có chuồng trại và dự trữ thức ăn cho trâu, bò trong mùa đông, tăng trên 30% so với năm 2000. Đồng thời, các hộ chăn nuôi cũng chủ động ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về dinh dưỡng, chế biến bảo quản thức ăn, che chắn chuồng trại, bảo vệ đàn gia súc, tạo điều kiện thuận lợi để ngành chăn nuôi ngày càng phát triển ổn định.

Với mục tiêu 100 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản xây dựng được 01 mô hình nuôi trồng thủy sản. Từ năm 2006 đến nay, bằng nhiều nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, địa phương khuyến nông Lào Cai đã triển khai xây dựng được 20 mô hình. Các mô hình nuôi tôm càng xanh, nuôi cá nước lạnh, nuôi ghép cá rô phi đơn tính, nuôi cá chép lai… đều đạt và vượt mục tiêu đề ra về năng suất và hiệu quả kinh tế.

Đồng thời, trong mô hình khuyến lâm được triển khai đồng bộ các ứng dụng tiến bộ về giống và kỹ thuật lâm sinh để trồng rừng thâm canh, phát triển các loại cây rừng có năng suất cao, chất lượng phù hợp với công nghiệp chế biến. Các mô hình, dự án triển khai trên địa bàn 5 huyện trọng điểm về phát triển kinh tế từ rừng với 500 hộ tham gia góp phần thay đổi nhận thức của người nông dân từ sản xuất lâm nghiệp tự nhiên, quản canh sang phát triển rừng thâm canh tăng năng suất, chất lượng, đưa tỷ lệ che phủ rừng của Lào Cai từ 33% năm 2000 lên 51,8% năm 2013.

Bên cạnh đó, khuyến nông Lào Cai còn thực hiện nhiều mô hình về cơ giới hóa, bảo quản và chế biến sau thu hoạch. Với 19 mô hình hỗ trợ máy và chuyển giao quy trình công nghệ sử dụng máy tách hạt, máy sấy ngô, máy làm đất đa năng, máy gặt đập liên hoàn, máy chế biến tương ớt… đã tạo điều kiện giải phóng lao động, nâng cao năng suất, giảm tổn thất trong và sau thu hoạch, giúp người nông dân tăng thêm thu nhập./.
Nguyễn Nhàn

Tin Liên Quan

Lào Cai triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Lào Cai sau cơn bão số 3 (Yagi)

Sáng 20/9, Sở Du lịch phối hợp với Hiệp Hội du lịch tổ chức Hội nghị bàn về các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sau ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi).

Động lực để Lào Cai vươn lên sau bão lũ

Trong những ngày qua, hoàn lưu bão số 3 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉnh Lào Cai. Giữa những đau thương và khó khăn bộn bề ấy, tỉnh Lào Cai nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chung tay ủng hộ của cả xã hội.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh: Nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn trân quý, khắc ghi sự sẻ chia của đồng bào cả nước

Những ngày qua, Ban Vận động cứu trợ tỉnh với cơ quan thường trực là Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận sự ủng hộ rất lớn về tiền và vật chất từ nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tình cảm đặc biệt, nghĩa cử cao đẹp ấy luôn được...

Ưu tiên đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, phấn đấu khởi công trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 18/9/2024 thành lập Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang thăm, động viên Nhân dân Làng Nủ

Sáng 18/9, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã đi thăm, động viên Nhân dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên) và các lực lượng đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn tại đây.

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương).