Châu Á - Thái Bình Dương chiếm 61,8% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với khu vực châu Á - Thái Bình Dương 6 tháng đầu năm 2014 đạt 86 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm tỷ trọng 61,8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với thế giới.
 
Theo Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công thương), kim ngạch xuất khẩu ước 6 tháng toàn khu vực đạt 32,26 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2013 và đạt 46% kế hoạch xuất khẩu năm 2014 (69,6 tỷ USD).

Trong đó, xuất khẩu sang khu vực Đông Bắc Á đạt 10,2 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực Đông Nam Á đạt 9,4 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2013. Xuất khẩu sang thị trường nói tiếng Trung đạt 10,6 tỷ USD, tăng trưởng 20,8%. Trong khi đó, thị trường châu Đại Dương, bao gồm Australia và New Zealand tuy chỉ đạt 1,98 tỷ USD, nhưng là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất 21,3%.

Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương ước đạt 53,8 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2013, chiếm 78,31% nhập khẩu với thế giới. Thị trường nói tiếng Trung vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khoảng 25,4 tỷ USD, tăng 16% từ khu vực này. Thị trường Đông Bắc Á đứng thứ hai, đạt 16,1 tỷ USD, tăng 4,5%. Nhập khẩu từ thị trường Đông Nam Á tăng nhẹ (4,3%) đạt 11 tỷ USD. Châu Đại Dương đạt 1,2 tỷ USD, tăng 28,9%.

Như vậy, tuy xuất khẩu vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương 6 tháng đầu năm 2014 mới chỉ đạt 46% kế hoạch xuất khẩu cả năm nhưng nếu duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hơn 12% như hiện nay thì tính tới hết năm 2014, thị trường châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt được kế hoạch xuất khẩu được giao (đạt 69,6 tỷ USD, tăng 12% so với 2013).

Vụ Thị trường châu Á -Thái Bình Dương cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam với khu vực ASEAN đạt xấp xỉ 20,45 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ 2013. Tỉ lệ tăng trưởng này thấp hơn mức tăng 13,2% của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và thế giới. Do tốc độ tăng kim ngạch thấp hơn nên giá trị trao đổi thương mại giữa Việt Nam - ASEAN đóng góp vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2014 giảm xuống mức 14,69% (cùng kỳ năm ngoái 16,05%).

Cụ thể, xuất khẩu hàng hoá sang khu vực ASEAN tăng thấp, ước 6 tháng đạt 9,42 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2013. Như vậy, ước 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này mới chỉ đạt 45% kế hoạch xuất khẩu năm 2014 (xấp xỉ 21 tỉ USD). Nguyên nhân tăng trưởng thấp là do kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Malaysia giảm 21% và Campuchia giảm 15%, cùng với đó là tốc độ tăng trưởng chậm trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan (4%). Trong khi Malaysia, Thái Lan, Campuchia đều là các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, đứng thứ nhất, thứ hai và thứ năm của Việt Nam trong khu vực ASEAN.

Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực vẫn duy trì được, mặc dù với tốc độ chậm, là nhờ vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mạnh ở các thị trường nhỏ như Brunei (431%), Myanmar (63%), Đông Timor (90%) và tăng trưởng khá cao ở các thị trường Philippines (36%), Singapore (25%), Indonesia (17%).

Về nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN, ước 6 tháng đạt hơn 11 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ nhưng vẫn thấp hơn mức tăng 10,4% tổng nhập khẩu của cả nước. Theo ước tính, tổng kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN chiếm 16% tổng nhập khẩu của Việt Nam, giảm so với mức 17,13% của 6 tháng năm 2013. Như vậy, ước 6 tháng đầu năm 2014, nhập siêu của Việt Nam từ các nước trong khu vực ASEAN đạt gần 1,62 tỷ USD.

Trong khu vực ASEAN, Việt Nam chủ yếu nhập siêu từ Singapore, Thái Lan và Lào với mức nhập siêu ước đạt 1,92 tỷ USD, 1,37 tỷ USD và 298 triệu USD. Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên, nhiên liệu như xăng dầu các loại; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; gỗ và sản phẩm gỗ; linh kiện phụ tùng ô tô; chất dẻo nguyên liệu; hóa chất; giấy các loại… và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Đại sứ Orlando Nicolas Hernandez Guillen: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ý nghĩa lịch sử với quan hệ Việt Nam-Cuba

Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen khẳng định chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đánh dấu một thời khắc quan trọng với ý nghĩa lịch sử.

Việt Nam sẽ có những thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương

Ngày 19/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn về chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Phiên họp cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ từ 22-24/9.

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...