Giữ nếp nhà sàn người Dao

Sống xen giữa cộng đồng các dân tộc khác nhau nhưng bà con người Dao bản Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng (Lào Cai) luôn ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc mình.

Ông Bàn Văn Sang, một người già có uy tín của bản cho biết: “Những truyền thống tốt đẹp của ông cha vẫn được người bản Khe Mụ lưu giữ, đặc biệt là phong tục đón tết. Một năm chúng tôi ăn 5 cái tết. Nếu ăn tết theo cổ truyền thì người Dao bắt đầu có tết đầu năm đến rằm tháng Giêng thì gói bánh gù, bánh mật, đó gọi là tết đầu năm. Còn tết thứ 2 là vào mùng 3 tháng 3, lúc đó chúng tôi cho con cháu lên rừng làm nương, làm rẫy. Tết thứ 3 là vào rằm tháng 7, cũng có gói bánh gù nhưng ăn nhỏ theo truyền thống, đến tháng 10 khi gặt lúa về chúng tôi phải ăn một lần cơm mới theo cổ truyền, những cái tết đấy chúng tôi cúng các cụ, tổ tiên”.



Nhà sàn của người Dao. (Nguồn: DTV)

Tết là dịp để người Dao báo cáo với tổ tiên về kết quả sau 1 năm làm ăn, đồng thời xin các cụ, tổ tiên phù hộ cho bản làng làm ăn thịnh vượng, con cháu khoẻ mạnh, công tác hoàn thành nhiệm vụ, không làm điều xấu. Ngày tết, ai ai cũng sẽ chưng diện bộ trang phục truyền thống đẹp nhất của dân tộc mình, nhất là chị em trong bản.

Anh Bàn Văn Hồng, một người dân Khe Mụ cho hay: “Tết trên mình cũng đơn giản thôi. Phụ nữ ngày tết ăn mặc cũng bình thường, chỉ là quần áo dân tộc truyền thống như ngày xưa. Tết kéo dài 1 tuần, ngày 29 hoặc 30 nghỉ đến mùng 7 mới đi làm. Ngày tết mổ con lợn, con gà để cúng tam đại và làm bánh gù, mùng 1 thì làm bánh mật để cúng tam đại”.

Với việc phát triển kinh tế đồi rừng, đời sống của đồng bào Dao ở Khe Mụ những năm gần đây đã có nhiều đổi thay đáng kể, nhiều gia đình có thu nhập từ 3 – 5 triệu đồng, con cái đều được ăn học đầy đủ.

Chuyện làm nhà xây không còn là điều khó khăn với bà con, nhưng người bản Khe Mụ vẫn giữ được những nếp nhà sàn truyền thống của dân tộc Dao. Ở đó, gia đình tứ đại đồng đường cùng sống vẫn khá phổ biến. “Vật liệu sẵn, gia đình sẽ tự túc đi chặt cây, khi nào vật liệu đủ thì làng xóm sẽ làm hộ, nếu làng nào đông thì chỉ 1 ngày, làng ít người thì kéo dài đến 2 ngày…là làm xong nhà” – Già Sang cho biết.

Kinh tế phát triển, bà con ở Khe Mụ càng có điều kiện giữ gìn tốt hơn bản sắc truyền thống dân tộc. Một năm cũ đã qua đi, một năm mới đã đến, người Dao Khe Mụ luôn mong ước bản làng khang trang, sạch đẹp và làm ăn phát đạt bằng 5 bằng 10 năm cũ./.
(Theo danviet.vn)

Tin Liên Quan

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.

Trăm năm kể chuyện nghề Rèn