Độc đáo lễ cưới của người Dao đỏ Văn Bàn

Đối với người Dao đỏ ở Nậm Miện, Thẩm Dương (Văn Bàn), lễ cưới là một nghi thức cực kỳ quan trọng, linh thiêng, trong đó chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc rất riêng, nét đẹp tinh tế trong văn hoá ứng xử mang đậm tính nhân văn mà tộc người này gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ.
 
Theo tục lệ của người Dao đỏ xã Thẩm Dương, huyện Văn Bàn, trai gái đến tuổi trưởng thành có quyền tự do tìm hiểu để lấy người mình yêu. Khi trai gái quen nhau, mến nhau, họ đi đến quyết định xây dựng hạnh phúc lứa đôi thì gia đình nhà trai sang nhà gái tiến hành thủ tục hỏi vợ cho chàng trai và tổ chức lễ cưới.

Lễ cưới của người Dao đỏ ở Nậm Miện diễn ra chủ yếu ở nhà trai, còn nhà gái chỉ tổ chức 1 bữa cỗ vui vẻ để đưa cô dâu về nhà chồng.

Người Dao đỏ quan niệm, khi người đi lấy chồng không để mặt trời nhìn thấy bởi sợ mất vía cô dâu, sẽ không gặp may trong cuộc đời sau này. Khi đoàn đưa dâu đến nhà trai sẽ phải nghỉ chân ở đầu ngõ, chờ người dẫn đường của nhà trai về báo trước. Nhà trai sẽ cử một đoàn kèn, trống và ông chủ lễ ra đón. Sau đó, đội kèn sẽ đón cô dâu vào nhà để thầy mo cúng trình báo tổ tiên nhà trai.

Khi vào nhà chú rể, cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau bái lạy tổ tiên và thần bếp, sau đó cô dâu được đưa vào buồng cưới. Ngay sau khi nghi lễ cúng kết thúc, nhà trai dọn cỗ mời nhà gái và họ hàng cùng uống rượu.

Xin giới thiệu những hình ảnh đặc sắc trong lễ cưới của một đôi trai gái người Dao đỏ ở xã Thẩm Dương, huyện Văn Bàn:
 

Nhà trai mổ lợn, sắp lễ cúng tổ tiên xin phép làm lễ cưới.



Trước triên là lễ cúng xin phép ông bà nội ngoại.



Tiếp đó là lễ cúng xin phép tổ tiên ở nơi đặt bàn thờ chính của gia chủ.



Sau khi cúng xin phép tổ tiên, từ chiều hôm trước, họ nhà trai lập một đoàn sang nhà gái xin đón dâu.



Sáng hôm sau, đoàn đưa dâu đưa dâu về nhà trai và dừng chân ở đầu nhà để chờ.



Khi đoàn nhà gái đến, thầy mo chọn giờ đẹp để đón cô dâu vào nhà.


Trước khi vào nhà trai làm lễ nhập gia, cô dâu được trang điểm kỹ.



Đến giờ đẹp, ông mối xin phép bố cô dâu và đoàn nhà gái đưa cô dâu vào nhà trai để làm lễ.



Sau khi cả hai bên đồng ý, cô dâu được đưa qua cửa chính vào nhà.



Thầy cúng làm phép đón dâu cho gia chủ.



Cô dâu và chú rể vào bàn thờ lễ gia tiên.



Sau khi lễ gia tiên xong, cô dâu được mẹ chồng đưa vào buồng riêng dành cho đôi uyên ương.



Họ hàng hai bên mang quà tặng cô dâu, chú rể.



Nhà trai cử người có uy tín mang rượu mời nhà gái.



Sau khi nghi lễ cưới kết thúc, bố cô dâu có một mâm quà gửi tặng bố chú rể
và có lời nhờ nhà trai chăm sóc cô dâu.



Cuối cùng, hai họ cùng nâng chén chúc mừng hạnh phúc cô dâu, chú rể.
(Theo baolaocai.vn)

Tin Liên Quan

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.

Trăm năm kể chuyện nghề Rèn