Cánh cửa mở rộng cho hàng xuất khẩu vào Trung Quốc

Năm 2013, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu trọng điểm, đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch thương mại song phương đạt ngưỡng xấp xỉ 50 tỷ USD. Việc Việt Nam - Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện kể từ tháng 5-2008 đến nay đã trở thành động lực mới cho sự hợp tác toàn diện giữa hai nước, đặc biệt là quan hệ hợp tác kinh tế thương mại.
Cơ hội mới tại thị trường lớn nhất hành tinh

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú, tính đến tháng 12-2013, Trung Quốc đã đầu tư 972 dự án vào Việt Nam với tổng số vốn 6,96 tỷ USD, đứng thứ 9 trong các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc liên tục là bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng trung bình trong các năm gần đây đạt 25%/năm. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã và đang có những chuyển biến tích cực. Lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cho rằng: Cam kết 60 tỷ USD thương mại Việt - Trung vào năm 2015 tuy cao, nhưng tin rằng có thể lại vượt sớm. Hai bên đã có chính sách mới để thúc đẩy tiến trình này, tiêu biểu như: Hiệp định về việc thành lập Văn phòng Xúc tiến thương mại (XTTM) tại mỗi nước; Bản ghi nhớ về việc xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt - Trung; Bản ghi nhớ về việc thành lập nhóm công tác hỗn hợp hỗ trợ các dự án do doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện tại Việt Nam…
 
Hàng hóa qua lại cửa khẩu Hoành Mô, Quảng Ninh.
Những năm gần đây, XTTM tại thị trường Trung Quốc được tăng cường với sự năng động, tính chuyên nghiệp cao, hiệu quả ngày càng rõ rệt, trở thành một trong những điểm nhấn làm nồng ấm quan hệ Việt - Trung, để Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu nhiều hơn vào Trung Quốc. Nổi bật trong thời gian qua phải kể tới các sự kiện: Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ 10 (Caexpo - 2013) tại Nam Ninh với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam; Hội chợ xuất nhập khẩu Canton Fair 2013 tại Quảng Châu có hàng chục doanh nghiệp đến từ 10 địa phương của Việt Nam; 13 Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung được tổ chức luân phiên giữa 2 nước trong năm 2013. Các ngành, địa phương còn tham gia 31 hội chợ tổng hợp; hội chợ chuyên đề ở nhiều khu vực, tỉnh thành phố của Trung Quốc. Qua các hội chợ, nhiều hợp đồng, bản ghi nhớ được ký kết, góp phần tăng cường giao lưu thương mại giữa hai bên, đẩy mạnh tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu, giúp các doanh nghiệp tìm hiểu, xâm nhập sâu vào thị trường Trung Quốc.


Đặc biệt, tháng 4-2013, Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác song phương trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản, làm cơ sở quan trọng để thúc đẩy hơn nữa hợp tác song phương và tạo môi trường pháp lý ổn định, minh bạch cho hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc một cách chính quy và bài bản. Năm 2013, Trung Quốc trở thành đối tác lớn nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam với 2,04 triệu tấn, tăng 6,2% so với cùng kì năm trước. Đối với mặt hàng cao su, lượng xuất khẩu vào Trung Quốc vẫn duy trì vị trí dẫn đầu với tổng sản lượng đạt trên 437.761 tấn (chiếm 46% tổng lượng xuất khẩu cao su cả nước). Mặt hàng thủy sản của nước ta xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2013 đạt trên 517 triệu USD, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa Trung Quốc trở thành nước tiêu thụ lớn thứ tư của thủy sản Việt Nam.

Với chính sách tăng cường và mở rộng quy mô nhập khẩu của Trung Quốc, đồng thời phát huy lợi thế vị trí địa lý gần gũi thuận tiện cho vận tải, hàng nông sản của Việt Nam được dự báo sẽ có rất nhiều cơ hội để thâm nhập vào thị trường Trung Quốc với 1,3 tỷ dân, nhất là các mặt hàng truyền thống có thế mạnh của Việt Nam như: Thủy sản, cao su, rau, hoa quả nhiệt đới, cà phê, chè, ngũ cốc, bông, đường ăn, các loại hạt có dầu và dầu thực vật, sản phẩm gia súc, gia cầm…

Thiết lập thị trường thương mại bền vững

Hiện tại, hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới Việt Nam với Trung Quốc vẫn còn nhiều bất cập trong kỹ thuật, nghiệp vụ và nhiều vướng mắc trong công tác quản lý. Trước những điều chỉnh linh hoạt về chính sách biên mậu của Trung Quốc, các doanh nghiệp của Việt Nam thường bị động khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường tiềm năng này. Thực tế cho thấy, việc quản lý cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa đồng nhất, trao đổi hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào phía Trung Quốc về thời gian, địa điểm giao hàng. Hàng hóa của Trung Quốc có thể vào thị trường Việt Nam qua bất cứ cửa khẩu nào, còn hàng của Việt Nam xuất sang Trung Quốc buộc phải qua một hoặc một số cửa khẩu do phía bạn chỉ định. Như cao su chỉ được qua cửa khẩu Móng Cái hoặc Lục Lầm; thủy hải sản chỉ được qua Móng Cái; hoa quả tươi chỉ được qua Lào Cai hoặc Lạng Sơn. Chỉ khi nào Trung Quốc "bật đèn xanh", các doanh nghiệp Việt Nam mới được xuất khẩu hàng hóa.

Trong khi đó, Việt Nam chưa có chiến lược lâu dài về phát triển thương mại biên giới với Trung Quốc nên thường bị động về chính sách biên mậu từ phía bạn, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, nhất các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Cơ cấu hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc giá trị không cao, hầu hết vẫn ở dạng nguyên liệu thô, mới qua sơ chế nên sức cạnh tranh kém, dễ bị đối tác ép giá. Hệ thống hạ tầng thương mại phục vụ phát triển biên mậu ở khu vực cửa khẩu phía Việt Nam thiếu đồng bộ. Đường giao thông ở một số nơi chật hẹp, xuống cấp, chưa đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa. Điều này dẫn tới tình trạng hàng xuất khẩu liên tục ùn tắc tại các cửa khẩu trong thời gian qua. Mặt khác, tham gia hoạt động thương mại biên giới Việt - Trung chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô lô hàng nhỏ, mang tính thương vụ, chưa có chiến lược phát triển lâu dài. Các doanh nghiệp mạnh ai người đó làm, tự cạnh tranh lẫn nhau.

Theo các chuyên gia kinh tế, Trung Quốc là thị trường rất lớn, yêu cầu không cao, song làm ăn với thị trường này không hề đơn giản, cần có sự hỗ trợ của các cơ quan liên quan. Ông Trần Bảo Giám, Vụ trưởng Vụ Thương mại miền núi (Bộ Công thương) cho biết, lâu nay, nước ta xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc chủ yếu qua đường tiểu ngạch, không có hợp đồng. Hàng của bà con, doanh nghiệp mang lên biên giới mới thỏa thuận, chấp nhận giá nào thì bán giá nấy, nên rủi ro là điều khó tránh khỏi. Không ít những lần các mặt hàng nông sản ứ đọng ở cửa khẩu, do phía Trung Quốc ép giá, cấm biên. Tuy nhiên, xuất tiểu ngạch là tạo điều kiện tiêu thụ, vì vừa dễ tính, sức mua lớn, đỡ về thuế quan. Do vậy, biên mậu qua tiểu ngạch phần nào cũng tốt về đầu ra cho doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng để tránh rủi ro cho nông dân, khi xuất khẩu nông sản biên mậu, cần phải có hệ thống bao biên, như phía Trung Quốc. Họ là những người nhận lệnh từ xa để thu mua nông sản ở khu vực biên giới, còn doanh nghiệp nhập hàng thực sự nằm rất sâu trong nội địa. Khi giao dịch cần có đầu mối giữa hai nước, thậm chí có đại diện của ta ở Trung Quốc để nắm nhu cầu, khi trao đổi phải ràng buộc chặt chẽ.

Quan điểm của Bộ Công thương là, hàng hóa xuất khẩu của ta không thể dựa mãi vào buôn bán tiểu ngạch ở vùng ven biên giới. Để phát triển bền vững phải chuyển sang thương mại chính ngạch, đồng thời thâm nhập sâu vào nội địa, nhất là vùng Tây Nam, phía Bắc và Đông Bắc Trung Quốc, nơi đang rất khó khăn về nông sản, thực phẩm. Thông qua xúc tiến thương mại chính ngạch, các cơ quan chức năng hai nước sẽ có trách nhiệm trong việc đảm bảo tính pháp lý, bảo trợ rủi ro cũng như hỗ trợ khi cần thiết. Thực tế, các đối tác Trung Quốc mà doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm được qua các kỳ giao thương giữa hai nước đều hợp tác ổn định, có tính liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất nguyên liệu tại Việt Nam cho tới khi xuất sang Trung Quốc, chứ không phập phù, rủi ro như xuất khẩu tiểu ngạch.

Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú khẳng định, mục tiêu đưa kim ngạch thương mại Việt - Trung lên 60 tỷ USD vào năm 2015 hoàn toàn khả thi nhờ quyết tâm chính trị và tiềm năng, lợi thế sẵn có của hai nước. Đặc biệt, hai bên sẽ hợp tác giải quyết hiệu quả vấn đề nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc (năm 2013 đã lên mức 21,6 tỷ USD). Bộ Công thương yêu cầu các ngành, các địa phương, doanh nghiệp chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài vào công nghiệp hỗ trợ để cải thiện sản xuất trong nước, đáp ứng nguyên liệu đầu vào, hạn chế sự phụ thuộc nguyên, nhiên, vật liệu từ Trung Quốc. Ngoài ra, các bộ, ngành chuyên môn tiếp tục hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, hàng rào kỹ thuật với nhóm hàng nhập khẩu để đảm bảo chất lượng hàng nhập khẩu, ngăn chặn kịp thời những mặt hàng kém chất lượng và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm xâm nhập.
(theo bienphong.com.vn)

Tin Liên Quan

Đại sứ Orlando Nicolas Hernandez Guillen: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ý nghĩa lịch sử với quan hệ Việt Nam-Cuba

Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen khẳng định chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đánh dấu một thời khắc quan trọng với ý nghĩa lịch sử.

Việt Nam sẽ có những thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương

Ngày 19/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn về chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Phiên họp cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ từ 22-24/9.

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...