Lồng ghép vốn thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BKHĐT-BTC về việc hướng dẫn lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo.


Dự án sản xuất lúa Séng cù Mường Khương thuộc dự án giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2

Các tỉnh có huyện nghèo, các chương trình, dự án, chế độ chính sách, nhiệm vụ chi và hỗ trợ khác trên địa bàn các huyện nghèo đều thuộc đối tượng áp dụng của nguồn vốn này.
 
Đối với vốn đầu tư phát triển sẽ được ưu tiên hỗ trợ cho các đối tượng như: Các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, Quyết định số 615/QĐ-TTg ngày 25/4/2011 và Quyết định 293/QĐ-TTg ngày 05/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ giao rừng sản xuất, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất; chính sách hỗ trợ sản xuất đối với vùng còn đất có khả năng khai hoang, phục hóa hoặc tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp; chính sách cho vay ưu đãi lãi xuất.

Hộ nghèo được vay 5 triệu đồng/hộ lãi suất 0%

Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi xuất tiền vay tại ngân hàng thương mại nhà nước cho hộ nghèo để trồng rừng sản xuất, phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản. Hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội tối đa 5 triệu đồng/hộ với lãi xuất 0% (một lần) trong thời gian 2 năm để mua giống gia súc hoặc giống gia cầm chăn nuôi tập trung hoặc giống khủy sản. Đối với hộ không có điều kiện chăn nuôi mà có nhu cầu phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp tạo thu nhập được vay vốn tối đa 5 triệu đồng/hộ, với lãi xuất 0% một lần. Cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản đầu tư trên địa bàn các huyện nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi xuất tiền vay tại ngân hàng thương mại nhà nước. Người lao động thuộc các hộ nghèo, người dân tộc thiểu số được vay vốn với lãi xuất bằng 50% lãi xuất cho vay hiện hành của Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng cho đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động.
 
Kinh phí sự nghiệp được hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo ở các huyện nghèo (tại Nghị quyết 30a); hỗ trợ sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập như chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng; hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

Đối với các hộ nghèo được hỗ trợ một lần 1 triệu đồng/hộ để làm chuồng chăn nuôi hoặc tạo diện tích nuôi trồng thủy sản và 2 triệu đồng/ha mua giống để trồng cỏ nếu chăn nuôi gia súc và 100% tiền vac-xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm đối với gia súc, gia cầm được bố trí trong dự toán ngân sách Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hỗ trợ hộ nghèo ở thôn, bản vùng giáp biên giới 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực.
 
Bố trí kinh phí khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cao gấp 2 lần so với mức bình quân chung của các huyện khác. Ngoài ra, hỗ trợ 100% giống, vật tư cho xây dựng mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; người dân tham gia đào tạo, huấn luyện được cấp tài liệu, hỗ trợ 100% tiền ăn, ở, đi lại và 10.000 đồng/ngày/người; bố trí một suất trợ cấp khuyến nông cơ sở.

Huyện nghèo được hỗ trợ 100 triệu đồng/năm

Mỗi huyện nghèo được hỗ trợ 100 triệu đồng/năm để xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm, nhất là nông, lâm, thủy sản của địa phương, thông tin thị trường cho nông dân.
 
Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí cũng có nhiều ưu đãi. Tăng cường, mở rộng chính sách đào tạo theo hình thức cử tuyển và theo địa chỉ cho học sinh người dân tộc thiểu số; tăng cường dạy nghề gắn với đào tạo việc làm; đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở,...

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 28/3/2014 và thay thế Thông tư liên tịch số 10/2009/TTLT-BKH-BTC ngày 30/10/2009./.


Thanh Thương

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.