Thịt lợn cắp nách, đặc sản khó quên của Lào Cai

Lào Cai nổi tiếng với nhiều món ngon và khác biệt, một trong những món ăn đó, là được chế biến từ thịt lợn cắp nách, đặc sản khó quên của Lào Cai.

Lợn cắp nách (hay lợn Mường Sapa, lợn lửng, lợn còi, lợn rì) được lai giữa lợn rừng và lợn Mường. Đặc sản lợn cắp nách Lào Cai được người miền núi nuôi kiểu thả rông, chỉ nặng chừng 10 kg, bé nhỏ.

Tại các phiên chợ vùng cao Lào Cai, có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người dân địa phương bày bán những con lợn nhỏ có trọng lượng không lớn (dưới 20kg), nên người dân có thể cho vào gùi, xách tay, thậm chí cắp vào nách cho tiện, cái tên lợn "cắp nách" có lẽ bắt nguồn từ đó.

Lợn cắp nách, đặc sản ở Lào Cai.

Lợn "cắp nách" nuôi khá đơn giản, thường thì sau khi lợn mẹ sinh ra lợn con, chúng được thả rông mặc cho mưa nắng, không có chuồng trại, không được chăm sóc, những con lợn phải tự kiếm thức ăn từ những cây củ dại ở ngoài vườn, rừng… thỉnh thoảng mới được cho ăn những bắp ngô, củ sắn. Sớm phải thích nghi với môi trường sống, nên những con lợn "cắp nách" có sức đề kháng rất tốt, sống khoẻ mạnh như những con thú hoang.

 

Mỗi con lợn "cắp nách" thường được nuôi thả khoảng trên dưới một năm, nơi nào có điều kiện sống tốt thì lợn nhanh lớn, nhưng cũng chỉ trên dưới 20kg, còn không thì chỉ được khoảng 10kg.

Những nhà hàng hay người dân ở thành phố Lào Cai và một số tỉnh lân cận thường đến mua. Gần đây, do việc người dân e dè với thịt lợn nuôi trong chuồng, nên lợn "cắp nách" được tiêu thụ mạnh, giá mỗi kg lợn hơi tại các phiên chợ thường dao động từ 100 - 120 nghìn đồng. Với mức tiền bỏ ra không quá cao, lại mua được những con lợn "sạch", có chất lượng, nên ngày càng nhiều người đến các chợ phiên vùng cao tìm mua, thậm chí cả những khách du lịch.

Thịt lợn cắp nách là món đặc sản nổi tiếng ở Lào Cai.

Cách làm thịt lợn cắp nách: Lợn cắp nách được cạo lông sạch sẽ và được mổ moi. Sau đó người dân bản địa dùng chanh để tẩy hết lớp đất bám ở các chân lông, rửa sạch, thui rơm hoặc dùng bã mía cho thơm.

Lợn “cắp nách” có rất nhiều cách chế biến món khác nhau như: Thịt ba chỉ, thịt mông dùng để hấp; thịt từ vai trở lên dùng vào món nướng; thịt thủ, nầm bụng để nấu giả cầy; xương lọc rồi thì để ninh làm món canh. Ngon nhất phải kể đến món lòng dồi và thịt bụng còn lẫn cả xương sườn hấp cách thủy, chấm lá nhội giã nhỏ trộn hạt xẻn hoặc hạt dổi, ớt xanh. Vị hơi chua, chát và mùi thơm của hạt dổi, lá chanh gặp món thịt ba chỉ ăn cũng sẽ có hương vị đặc biệt.

Theo kinh nghiệm của bà con người Dao, người Mông, lợn “cắp nách” cho thịt săn chắc và thơm ngon, nhất là không bị hoi phải là loại lợn “cắp nách” đực đã được thiến từ bé hoặc chưa bao giờ đẻ.

Lợn “cắp nách” của đồng bào dân tộc Lào Cai rất thơm, chắc, nhiều nạc và đặc biệt là an toàn với người dùng. Và nếu có cơ hội được ngồi thưởng thức món ăn đặc sản này cùng đồng bào dân tộc Lào Cai chắc chắn sẽ để lại nhiều ấn tượng khó quên.

Những ai đã một lần được thưởng thức món lợn "cắp nách" chắc chắn sẽ nhớ mãi.

Thịt lợn cắp nách, đặc sản khó quên của Lào Cai | Báo Lào Cai điện tử (baolaocai.vn)

Theo baolaocai.vn

Tin Liên Quan

Thực hiện quy hoạch tổng thể vùng trồng dược liệu tại huyện Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai và thị xã Sa Pa

Đó là mục tiêu được đề ra trong Kế hoạch Triển khai Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 tại tỉnh Lào Cai.

Bánh chưng cốm của người Thái

Vùng đất Thẳm Dương (Văn Bàn) không chỉ nổi tiếng với giống nếp đệ nhất “nữ hoàng” Khảu Tan Đón, còn có món bánh chưng cốm đang được cấp ủy, chính quyền cùng đồng bào dân tộc Thái nơi đây xây dựng trở thành thương hiệu riêng.

Làng làm bánh chưng Ún Tà vào tết

Đến làng Ún Tà, xã Cốc San (thành phố Lào Cai) những ngày tháng Chạp. Từ đầu làng, chúng tôi đã nghe tiếng máy cắt ống cây nứa, tiếng lách cách chẻ ống lam, đặc biệt là mùi gạo nếp thơm nức của những mẻ bánh chưng vừa luộc sẵn sàng phục vụ khách hàng chuẩn bị đón tết.

Dúa chỏ - Món quà vặt của vùng cao

Cách trung tâm huyện Bắc Hà khoảng 10 km, xã Hoàng Thu Phố có 5 thôn, chủ yếu là đồng bào Mông sinh sống. Nơi đây có khí hậu mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, quần thể cây chè di sản và bất cứ du khách nào đến Hoàng Thu Phố cũng được người dân mời thưởng thức món “dúa chỏ” (bánh nếp đường)...

Tạo sự đột phá về phát triển kinh tế cửa khẩu

Việc mở và nâng cấp 2 cặp cửa khẩu: Mường Khương - Kiều Đầu (Vân Nam), Bản Vược (Bát Xát) - Pả Sa (Vân Nam) thành cửa khẩu quốc tế; mở 6 lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương trên địa bàn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát...

Bản Hồ mùa cốm mới

Khi tiết thu se lạnh, những ruộng lúa nếp bắt đầu chắc hạt, người dân xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa) háo hức bước vào vụ cốm mới. Những hạt cốm màu xanh ngọc, dẻo thơm càng cuốn hút du khách đến với vùng đất này.