Thông qua Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thị xã Sa Pa

Phù hợp với định hướng tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Sa Pa - thị xã Sa Pa đến năm 2040; bảo đảm nguyên tắc sử dụng đất hợp lý; khu chức năng xây dựng mới phải hòa nhập với đặc trưng cảnh quan tự nhiên của Sa Pa… Đó là những nguyên tắc trong Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thị xã Sa Pa được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua theo Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 5/7/2024.

Theo Nghị quyết này, phạm vi áp dụng Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thị xã Sa Pa là trung tâm của Khu du lịch Quốc gia Sa Pa, có diện tích 6.090 ha; trong đó gồm khu vực lõi đô thị du lịch Sa Pa (diện tích 5.525 ha thuộc các phường Cầu Mây, Ô Quý Hồ, Hàm Rồng, Phan Si Păng, Sa Pa, Sa Pả) và khu vực nghiên cứu mở rộng không gian (diện tích khoảng 565 ha, thuộc một phần xã Trung Chải).

Sapa.jpg
Một góc trung tâm thị xã Sa Pa.

Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thị xã Sa Pa được lập theo 5 phân khu kiểm soát phát triển đã xác định trong đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Sa Pa - thị xã Sa Pa đến năm 2040, dựa trên cơ sở: khung giao thông; địa hình cảnh quan; tính chất chức năng chủ đạo… đảm bảo tính thống nhất, hỗ trợ nhau về mặt không gian và phát triển kinh tế - xã hội.

z5622262776147_a5d470dea4743682f4922c02bcfff06c.jpg

Trong Quy chế có quy định rất rõ và chặt chẽ đối với kiến trúc công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. Đó là, các công trình hạ tầng (đường giao thông, cáp treo, thoát nước, chiếu sáng công cộng, cấp nước, cấp điện, viễn thông, cây xanh, hệ thống quản lý chất thải, vệ sinh môi trường, …) phải được thiết kế xây dựng đồng bộ, phù hợp với quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng liên quan.

Bố trí công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật có vị trí phù hợp, hạn chế chiều cao trong phạm vi kỹ thuật cho phép, khuyến khích ngầm hóa, bảo đảm khoảng lùi lớn so với lộ giới (hoặc chỉ giới đường đỏ đối với trục đường đô thị) để tổ chức cây xanh cảnh quan, cây xanh cách ly với các khu vực chức năng khác của đô thị.

Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật xây mới, phải bố trí ngầm để đảm bảo thẩm mỹ…

(Xem chi tiết văn bản tại đây)

Theo Vũ Thanh Nam/baolaocai.vn

Tin Liên Quan

Động lực để Lào Cai vươn lên sau bão lũ

Trong những ngày qua, hoàn lưu bão số 3 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉnh Lào Cai. Giữa những đau thương và khó khăn bộn bề ấy, tỉnh Lào Cai nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chung tay ủng hộ của cả xã hội.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh: Nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn trân quý, khắc ghi sự sẻ chia của đồng bào cả nước

Những ngày qua, Ban Vận động cứu trợ tỉnh với cơ quan thường trực là Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận sự ủng hộ rất lớn về tiền và vật chất từ nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tình cảm đặc biệt, nghĩa cử cao đẹp ấy luôn được...

Ưu tiên đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, phấn đấu khởi công trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 18/9/2024 thành lập Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang thăm, động viên Nhân dân Làng Nủ

Sáng 18/9, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã đi thăm, động viên Nhân dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên) và các lực lượng đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn tại đây.

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương).

Chuyển 46 tỷ đồng hỗ trợ các huyện, thị xã khắc phục hậu quả thiên tai

Ban Vận động cứu trợ tỉnh vừa quyết định chuyển 46 tỷ đồng tại Kho bạc Nhà nước tỉnh do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh quản lý đến Ban Vận động cứu trợ các huyện, thị xã để khắc phục hậu quả thiên tai sau cơn bão số 3.