Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Với đặc thù là huyện miền núi, vùng cao và nhiều dân tộc; bản sắc văn hoá dân tộc độc đáo, riêng có. Trong những năm qua, việc lãnh đạo và triển khai thực hiện Nghị quyết 33 và Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh uỷ Lào Cai về xây dựng và phát triển văn hoá trên địa bàn huyện Bắc Hà đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện; tạo sức lan tỏa sâu rộng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đẩy lùi các tập tục lạc hậu trong đồng bào các dân tộc.

 

 

Phố đi bộ tại thị trấn Bắc Hà.

 

Trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, Bắc Hà hiện có 06 di tích, danh thắng đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia, tiêu biểu gồm dinh thự Hoàng A Tưởng, Đền Bắc Hà, Đền Trung Đô, Rừng gỗ nghiến Cốc Ly,… Đây là những điểm du lịch đặc sắc mỗi khi du khách đến Bắc Hà. Về văn hóa phi vật thể, huyện cũng quan tâm phục dựng, biến di sản thành tài sản, phục vụ tốt cho phát triển du lịch của địa phương. Đến nay, đã thành lập 11 đội văn nghệ xã, 80 đội văn nghệ thôn, 06 câu lạc bộ văn nghệ dân gian, 01 câu lạc bộ khèn Mông ở xã Bản Phố. Công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia (nghệ thuật The múa xòe dân tộc Tày ở xã Tà Chải) được quan tâm thực hiện. Hoạt động biểu diễn văn nghệ tại Chợ đêm tối thứ 7 hằng tuần nhận được sự quan tâm, yêu mến của Nhân dân và du khách, trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc gắn với điểm du lịch Chợ văn hóa Bắc Hà.

Công tác bảo tồn lễ hội truyền thống các dân tộc được cấp uỷ, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện đặc biệt coi trọng, coi đây là yếu tố tạo nên sự khác biệt, độc đáo văn hóa riêng có của Bắc Hà. Phát huy nguồn lực trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trong công tác bảo tồn và phát huy các lễ hội, cấp uỷ chính quyền đặc biệt coi trọng đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong nhân dân về tổ chức các lễ hội. Bên cạnh lễ hội truyền thông như lễ hội Gầu tào của dân tộc Mông; lễ hội Nhảy lửa, lễ cấp sắc của dân tộc Dao; lễ hội Xuống đồng của dân tộc Tày, lễ cúng rừng; lễ hội đền Bắc Hà, đền Trung Đô... định kỳ hằng năm huyện tổ chức lễ hội Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà với bốn mùa nghiêng say, nay đã trở thành sản phẩm du lịch tiêu biểu của huyện.

Bắc Hà tập trung nguồn lực phát triển du lịch du lịch cộng đồng.

Với các tiềm năng, lợi thế sẵn có để phát triển du lịch, bản sắc văn hoá dân tộc độc đáo, Bắc Hà có nhiều di sản văn hóa được xếp hạng, ghi danh (11 di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, tiêu biểu như Nghệ thuật khèn của người Mông, Nghệ thuật múa xòe của người Tày xã Tà Chải, Kéo co của người Tày, người Giáy),… Hằng năm, huyện quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch; nâng tầm các sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc để thu hút du khách. Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch; nâng cấp mạng lưới đường giao thông kết nối các điểm du lịch; trùng tu cải tạo các công trình di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; đầu tư, bố trí nguồn lực cho các danh mục dự án phát triển du lịch; xây dựng làng văn hóa du lịch cộng đồng Na Lo, làng văn hoá dân tộc Mông (Bản Phố); nâng cấp, cải tạo Chợ Văn hóa Bắc Hà, sân vận động trung tâm huyện;...

Cùng với đó, các nghề thủ công truyền thống như nấu rượu ngô, may trang phục truyền thống; thêu dệt thổ cẩm; trạm khắc bạc; làm cốm, đan nón lá, làm gậy Sinh Tiền, làm khèn Mông… được đẩy mạnh. Lượng khách du lịch đến với Bắc Hà tăng nhanh (năm 2014 là 140.000 lượt đến năm 2023 đạt trên 650.000 lượt; doanh thu năm 2023 đạt 650 tỷ đồng, tăng 510 tỷ đồng so với năm 2014), có 112 cơ sở lưu trú, 495 phòng; 63 cơ sở kinh doanh dịch vụ homestay với 614 giường; các dịch vụ ăn uống, vui chơi.. tương đối phong phú cơ bản từng bước đáp ứng nhu cầu của du khách.

Bắc Hà đã và đang triển khai khôi phục, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của các dân tộc gắn với phát triển du lịch. Huyện Bắc Hà kỳ vọng biến di sản, văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số trên địa bàn thành tài sản, góp phần thu hút du khách./. 

Minh Phượng

Tin Liên Quan

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.

Trăm năm kể chuyện nghề Rèn