Ngát hương Lùng Chù

Đối với đồng bào dân tộc Mông, hương là thứ không thể thiếu trong ngày Tết. Tự tay tìm kiếm, chuẩn bị nguyên liệu và làm hương là cách để đồng bào tỏ lòng thành kính với tổ tiên.



Một công đoạn làm hương.

Bà Sùng Thị Sua, thôn Lùng Chù, xã Thải Giàng Phố (Bắc Hà) kể với chúng tôi về nghề truyền thống của dân tộc mình. Bà Sua thạo việc làm hương từ khi còn nhỏ. Hơn 50 năm làm nghề, hương thành phẩm của gia đình bà luôn được khách hàng ưa chuộng, tìm tới tận nhà đặt. Những ngày giáp Tết, chồng, con trai đi rừng cả ngày để kiếm nguyên liệu, còn bà và con dâu ở nhà chẻ que hương, phơi cho được nắng. Khi đã chuẩn bị đủ nguyên liệu, cả nhà cùng làm, chuẩn bị cho ngày chợ phiên.

Bà Sua tâm sự: Dù được làm thủ công, không được đóng bao gói đẹp mắt nhưng nhờ kinh nghiệm từ cha ông truyền lại và những nguyên liệu tự nhiên nên hương cháy rất đượm, toả hương thơm đặc trưng. Nguyên liệu làm hương của đồng bào khá đơn giản, gồm tre hoặc vầu, gỗ mục và cây Pờ le. Sau khi gỗ mục và vỏ cây Pờ le được phơi khô, sẽ cho vào cối giã nhỏ thành bột mịn gọi là bột hương. Que hương được nhúng nước rồi lăn vào bột, lặp lại 5 lần như vậy, sau đó mang ra phơi nắng sẽ được hương thành phẩm.

Bà Sua cho biết thêm: Quá trình nhúng nước, lăn que hương vào bột chỉ được làm 5 lần, nếu thực hiện thiếu hoặc nhiều hơn, hương sẽ không cháy. Đặc biệt, cây Pờ le là nguyên liệu không thể thiếu cũng không thể thay thế, được dùng như chất kết dính và tạo mùi thơm riêng biệt cho những bó hương của đồng bào.

Gia đình ông Thào Seo Dua cũng đang tất bật cho những mẻ hương ngày cuối năm. Hôm nay, chỉ có ông Dua ở nhà, tranh thủ ngày nắng phơi khô gỗ mục, vợ và con trai đã đi rừng chặt tre, tìm cây Pờ le. Ông Dua cho biết: Nhà có con trai lớn, biết đi xe máy, nên chở được hương đi bán dưới chợ huyện hoặc bán buôn cho cửa hàng ở các huyện khác. Hương làm ra phải bán ngay, để lâu sẽ bị ẩm. Dịp giáp Tết, hương được làm với số lượng lớn gấp đôi ngày thường, khoảng 100 bó/tuần. 

Thôn Lùng Chù có 30 hộ dân thì 27 hộ biết nghề làm hương. Lòng yêu nghề mà tổ tiên truyền lại là động lực chính giúp ông duy trì việc làm hương đến ngày hôm nay./.
(Theo baolaocai.vn)

Tin Liên Quan

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.