COP28 thảo luận nỗ lực hành động vì khí hậu

Các đại biểu gồm lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế cùng giới khoa học, đại diện doanh nghiệp từ khắp nơi tới Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) tham dự Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) bắt đầu từ hôm nay (ngày 30/11).

UAE chủ trì hội nghị chuẩn bị cho COP28.

Diễn ra trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, trong khi nỗ lực của thế giới chưa đủ để ngăn chặn tác động tồi tệ của tình trạng nóng lên toàn cầu, hội nghị tiến hành đánh giá những nỗ lực cắt giảm phát thải khí nhà kính trên toàn cầu và thúc đẩy hành động vì khí hậu. Theo UAE, hội nghị cần đưa ra khuyến nghị, biện pháp cụ thể, nhất là về tài trợ hành động khí hậu.

Trước thềm hội nghị, nhóm cố vấn của COP28 công bố báo cáo cho rằng việc tăng thuế đối với các hoạt động gây ô nhiễm và cắt giảm trợ cấp nhiên liệu hóa thạch có thể cung cấp hàng nghìn tỷ USD giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Trong đó, nhóm chuyên gia khuyến nghị đánh thuế thải carbon cao hơn, gồm cả thuế phát thải từ lĩnh vực hàng hải và hàng không. Theo báo cáo, với khoảng 1.300 tỷ USD, các khoản đầu tư vào nền kinh tế nhiên liệu hóa thạch hiện vượt xa đầu tư cho nền kinh tế sạch. Báo cáo cũng nêu bật nhu cầu cấp thiết về các nguồn tài trợ mới cho hành động khí hậu.

Ngày 29/11, một nhóm chuyên gia kinh tế của Liên hợp quốc cũng cảnh báo về tình trạng thiếu đầu tư để ứng phó biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển đang ảnh hưởng đến nỗ lực giảm bớt tình trạng nóng lên toàn cầu. Theo các chuyên gia, đầu tư vào khí hậu ở các nền kinh tế mới nổi đình trệ, có nguy cơ làm chệch hướng mục tiêu của Thỏa thuận Paris giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2oC.

Trong khi đó, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố dữ liệu đáng báo động, cho thấy nguy cơ lũ lụt ven biển gia tăng đáng kể. Cụ thể, trong khoảng 20 năm gần đây, mực nước biển dâng làm tăng nguy cơ lũ lụt cho 14 triệu người ở các vùng ven biển. Châu Phi và các khu vực Mỹ Latin, Đông Nam Á đang đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng về tình trạng ngập lụt thường xuyên, nhất là các vùng trũng thấp ở các quốc đảo.

Tổ chức Save the Children cho biết, những hiện tượng thời tiết cực đoan năm 2022 đã đẩy hơn 27 triệu trẻ em tại các quốc gia dễ bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu vào nạn đói, tăng 135% so với năm 2021. Tổ chức này kêu gọi COP28 nhấn mạnh trẻ em là “những tác nhân chính của sự thay đổi” trong các nỗ lực chống biến đổi khí hậu, đồng thời giải quyết các nguyên nhân gây mất an ninh lương thực, như xung đột và hệ thống y tế yếu kém.

COP28 thảo luận nỗ lực hành động vì khí hậu (nhandan.vn)

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Việt Nam tham gia Hội chợ quốc tế về thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow 2024

Ngày 17/9, tại Trung tâm triển lãm Crocus Expo ở thủ đô Moskva, Liên bang Nga, đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ quốc tế về thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow 2024.

Thế giới tuần qua: Thiên tai, dịch bệnh và những hệ lụy

Hàng triệu người ở Đông Nam Á đang phải đối mặt với tình trạng ngập lụt, thiệt hại về người và của sau khi siêu bão Yagi, cơn bão được đánh giá là lớn nhất châu Á trong năm 2024 đổ bộ. Bên cạnh đó, những diễn biến liên quan đến dịch bệnh đậu mùa khỉ (mpox) tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận...

Ấn tượng Việt Nam tại một trong những hội chợ du lịch và lữ hành lớn nhất thế giới

Ngày 17/9, Hội chợ du lịch quốc tế và Pháp IFTM Top Resa năm 2024 (Top Resa 2024) đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Quốc tế Versailles, Paris.

Biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng suy dinh dưỡng trẻ em

Theo nhà đồng sáng lập Microsoft Bill Gates, tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay đang khiến cho "cuộc khủng hoảng suy dinh dưỡng trẻ em" trở nên tồi tệ hơn.

Tầng ozone của Trái đất đang phục hồi khả quan

Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), tầng ozone của Trái đất “đang phục hồi khả quan” sau rất nhiều nỗ lực của toàn nhân loại.

Thách thức lớn cho tương lai của Liên minh châu Âu

Mối quan hệ giữa Đức và Pháp luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của EU. Tuy nhiên, với những cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra ở cả hai nước, tương lai của EU đang đứng trước nhiều thách thức.