Bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai được bảo tồn, phát huy

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Lào Cai có khoảng gần 150 nghìn hộ với hơn 563 nghìn người, gồm 25 dân tộc cùng sinh sống. Do đó, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững gắn với phát triển du lịch; nâng cao chất lượng đời sống văn hóa người dân nông thôn luôn được tỉnh được đặc biệt quan tâm, đầu tư. Đồng bào các dân tộc Lào Cai đã và đang được hưởng thụ những giá trị văn hóa, tinh thần ngày càng phong phú, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Việc phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc được quan tâm

Để gìn giữ, phát huy giá trị, di sản văn hóa dân tộc thiểu số, tỉnh Lào Cai đã có nhiều chính sách và cách làm cụ thể nhằm khuyến khích, tạo điều kiện để mỗi người dân phát huy vai trò chủ thể. Việc triển khai có hiệu quả đề án số 3-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy về “Phát triển Văn hóa – Du lịch tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020-2025”, Dự án “Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai phục vụ phát triển du lịch, giai đoạn 2021-2025” đã góp phần xây dựng môi trường văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Từ năm 2021 đến nay, các địa phương đã thực hiện việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Lào Cai, trong đó đã lập 08 hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể, gồm: Múa ngựa giấy của người Nùng Dín, huyện Mường Khương; Nghề đan lát, nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Hà Nhì, huyện Bát Xát; Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Thu Lao, huyện Si Ma Cai; Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người La Chí, huyện Bắc Hà; Nghi lễ cúng rừng của người Pa Dí, huyện Mường Khương; Nghi lễ cúng rừng của người Nùng, huyện Mường Khương và Si Ma Cai; Tổ chức lớp truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật trồng bông, dệt vải, thêu, ghép hoa văn trên trang phục của người La Chí, huyện Bắc Hà và Si Ma Cai.

Năm 2022, Lào Cai cũng đã có 02 di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, gồm: Tri thức canh tác ruộng bậc thang của người Hà Nhì, Bát Xát và Nghề dệt của người Dao Họ huyện Bảo Thắng, nâng tổng số di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh lên 39 di sản.

Câu lạc bộ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Dao 

Việc phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc được quan tâm. Hiện, 100% thôn có nhà văn hóa cộng đồng, 65% thôn có đội văn hóa, văn nghệ truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng. Lào Cai đã và đang triển khai việc phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của dân tộc Hà Nhì với 2 nhiệm vụ chính, đó là: Kiểm kê, đánh giá thực trạng dân ca, dân vũ, dân nhạc của 13 dân tộc và các nhóm ngành dân tộc, gồm: Mông (ngành Mông Hoa, Mông Trắng, Mông Lềnh, Mông Xanh); Dao (ngành Dao Đỏ, Dao Họ và Dao Tuyển); Tày (Tày, Thu Lao, Pa Dí); Nùng (Nùng Dín và Nùng An); Thái (Thái Trắng và Thái Đen); Phù Lá (Phù Lá Hán, Phù Lá Đen, Phù Lá Lão (Xá Phó); Giáy; Hà Nhì; La Chí; Bố Y; Hoa; Mường, Kinh và lựa chọn lập danh mục loại hình di sản văn hóa phi vật thể dân ca, dân vũ, dân nhạc của người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai. Tổ chức phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc dân tộc Hà Nhì gắn với phát triển du lịch tại huyện Bát Xát. Hỗ trợ người dân tập luyện, trao truyền và tổ chức quay phim, chụp ảnh dân ca, dân vũ, dân nhạc dân tộc Hà Nhì.

Năm 2023, tỉnh đã thực hiện việc sưu tầm, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc Dao (Ngành Dao Tuyển) với 3 nội dung: Bảo tồn Lễ cấp sắc của người Dao Tuyển; bảo tồn đám cưới của người Dao Tuyển; bảo tồn dân ca của người Dao Tuyển; Bảo tồn cơm nếp mới của người Dao đỏ gắn với phát triển sản phẩm du lịch đặc thù huyện Bát Xát; Khôi phục, bảo tồn trang phục của 02 nhóm dân tộc ít người: người La Chí, xã Nậm Khánh, huyện Bắc Hà, người Mông trắng xã Liên Minh, thị xã Sa Pa. Xây dựng  3 mô hình về bảo tồn may thêu trang phục dân tộc Mông tại 3 xã c ủa huyện Si Ma Cai, Bảo Thắng, thị xã Sa Pa.

Công tác tuyên truyền, vận động đã góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư thêm tự hào và trân trọng những giá trị tinh thần, phong tục tốt đẹp. Giai đoạn 2021-2023, tỉnh đã tổ chức 23 lớp truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật, cách thức trồng bông dệt vải, kỹ năng thêu, trang trí hóa văn ghép vải của dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mông, Dao; 06 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể.

Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân dân tộc ở Lào Cai đã đạt nhiều kết quả quan trọng, khẳng định vị trí, vai trò của các dân tộc trên địa bàn Lào Cai, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Thu Hương

Tin Liên Quan

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.

Trăm năm kể chuyện nghề Rèn