Lào Cai nâng cao kỹ năng nghề thích ứng chuyển đổi số

Bảo đảm việc làm gắn tăng cường kỹ năng cho người lao động thích ứng chuyển đổi số là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất, hiệu quả làm việc của người lao động.

Thí sinh nghề Điện công nghiệp thực hiện bài thi tại Hội thi kỹ năng nghề cấp tỉnh năm 2021

Sau ba năm kể từ thời điểm công bố Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam (4/10) năm 2020 đã có nhiều chuyển biến trong nhận thức xã hội về tầm quan trọng và giá trị của kỹ năng lao động. Nhận thức của người dân nói chung, người lao động và người sử dụng lao động nói riêng đối với phát triển kỹ năng từng bước được cải thiện. Kỹ năng nghề được coi là động lực để phát triển nghề nghiệp, nâng cao thu nhập và duy trì việc làm bền vững cho người lao động.

Để góp phần nâng tầm kỹ năng nghề trong tỉnh, năm 2021, Trường Cao đẳng Lào Cai đã tổ chức Kỳ thi Kỹ năng nghề lần thứ nhất cho học sinh, sinh viên của Nhà trường. Qua kỳ thi này đã lựa chọn 02 thí sinh đăng ký tham gia Kỳ thi Kỹ năng nghề Quốc gia lần thứ 12 năm 2022. Tham gia kỳ thi, đoàn Lào Cai đoạt giải Ba và 1 sinh viên đoạt giải Kỹ năng nghề xuất sắc nội dung thi lắp đặt điện.

Định kỳ 2 năm một lần, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp tỉnh nhằm khai thác tiềm năng, trí tuệ, sức sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, học sinh, sinh viên và cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc tự làm các thiết bị, phục vụ đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo; trao đổi, học hỏi lẫn nhau giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong sáng chế, cải tiến thiết bị đào tạo. Thông qua hội thi lựa chọn các thiết bị có chất lượng để phổ biến, nhân rộng trong thực tế; tuyên truyền về giáo dục, kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Theo ông Đinh Văn Thơ, Phó Giám đốc Sở Lao động – TBXH tỉnh Lào Cai: Để phát triển thị trường lao động thích ứng quá trình chuyển đổi số, trong những năm qua, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã tập trung áp dụng công nghệ, số hóa trong việc kết nối cung cầu lao động; tăng cường tư vấn, giới thiệu việc làm tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh, trong đó, ưu tiên nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu mới. Kết quả đạt được từ giải pháp nêu trên đã giúp tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chung của toàn tỉnh từ 56,89% năm 2020 lên 67,5% tính đến tháng 9/2023; trong đó, tỷ lệ lao động đang làm việc có văn bằng, chứng chỉ  từng bước được cải thiện, khi năm 2020 tỷ lệ này đạt 20,99% (cao hơn 1,99% so Vùng) và đến năm 2023 đạt tỷ lệ khoảng 29,2%, ...

Lào Cai hiện có lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là hơn 460.000 người, chiếm gần 62% số dân toàn tỉnh. Trung bình mỗi năm, toàn tỉnh có 8.000 - 10.000 người bước vào độ tuổi lao động, bởi vậy rất cần đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề cho lực lượng lao động thích ứng với chuyển đổi số.

Đoàn dự thi Trường Cao đẳng Lào Cai tham gia nội dung lắp đặt điện tại Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 12, năm 2022.

Thực hiện Quyết định số 2222/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Lào Cai quan tâm triển khai các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên trên môi trường số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy học. Xây dựng Trường Cao đẳng Lào Cai trở thành trung tâm đào tạo về nhân lực số, nhân lực đa ngành có kỹ năng số, sẵn sàng làm việc trong môi trường số, đáp ứng yêu cầu về nhân lực số cho Chương trình chuyển đổi số tỉnh Lào Cai và đáp ứng tiêu chí, tiêu chuẩn Trường Cao đẳng chất lượng cao.

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lào Cai, ông Hoàng Quang Đạt cho biết: Trong thời gian qua, công tác chuyển đổi số luôn được nhà trường quan tâm, triển khai mạnh mẽ và bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực. Nhà trường đã ban hành và chỉ đạo thực hiện Kế hoạch Chuyển đổi số toàn diện của trường Cao đẳng Lào Cai giai đoạn 2022- 2025, định hướng đến năm 2030. Công nghệ thông tin được nhà trường phát huy tối đa vào phục vụ công tác đào tạo, các hệ thống phần mềm tuyển sinh, quản lý đào tạo, quản lý học sinh sinh viên, thu học phí như: Triển khai ứng dụng phần mềm tuyến sinh tích hợp với phần mềm quản lý đào tạo CCsTrain; Website trường để thực hiện tuyến sinh trực tuyến, nhập cơ sở dữ liệu tuyến sinh, thống kê tống hợp các nội dung liên quan đến tuyến sinh; khai thác các công cụ truyền thông và mạng xã hội vào công tác tuyên truyền, tư vấn và làm công tác tuyển sinh (Facebook, Zalo, Tiktok).

Bên cạnh đó, trường chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy và học qua hệ thống internet, nhất là vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát từ năm 2020, trường đã linh hoạt sử dụng hệ thống đào tạo trực tuyến và các nền tảng họp trực tuyến miễn phí (Google Meet, zoom) để duy trì tương tác dạy học trong điều kiện mới. Đặc biệt, trường đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác quản lý, giảng dạy (phần mềm Acsoft trong ngành kế toán, phần mềm Photoshop, Corel Draw trong ngành Tin học ứng dụng, Công nghệ thông tin, Hội họa, phần mềm Sibelius trong ngành âm nhạc…).

Trường còn sử dụng hồ sơ điện tử trong giảng dạy để tạo kho kết quả học tập của học sinh, sinh viên. Từ đó, giúp nhà tuyển dụng có thể truy cập và hiểu rõ về quá trình học, tiếp cận kiến thức của mỗi học sinh, sinh viên…Áp dụng chuyển đổi số để kết nối các doanh nghiệp, thường xuyên có các phiếu khảo sát gửi đến doanh nghiệp, để biết nhu cầu tuyển dụng của họ; đồng thời nhận thức được vấn đề nhà trường còn thiếu, còn yếu để điều chỉnh phương án tuyển sinh và đào tạo; nâng cao khả năng thích ứng của nhà trường cũng như khả năng đáp ứng của sinh viên sau khi ra trường.

Giai đoạn 2022- 2025, Nhà trường tập trung Triển khai ứng dụng phần mềm tuyến sinh tích hợp với phần mềm quản lý đào tạo CCsTrain.Pro kết nối, liên thông đồng bộ các lĩnh vực quản lý: Tuyển sinh - Quản lý HSSV- Quản lý học phí - Quản lý đào tạo - Thi kiểm tra đánh giá kết quả người học; đầu tư phần mềm thực tế ảo phục vụ cho nghề Hàn - nghề trọng điểm quốc gia (gồm thiết bị phần cứng, phần mềm mô phỏng thực tế ảo, các thiết bị mô phỏng hệ thống tạo ra môi trường ảo cho đào tạo thực hành; trang bị một số phần mềm chuyên dụng cho thực hành các môn học, mô đun của các ngành nghề khác…

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, để nâng cao kỹ năng nghề thích ứng với chuyển đổi số, các cơ sở GDNN trong tỉnh cần tập trung thực hiện nhiều giải pháp trong chuyển đổi số một cách quyết liệt, tạo tính đồng bộ, hệ thống, chặt chẽ. Trong đó, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến thông tin về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong GDNN. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động quản lý nhà nước như: dịch vụ công trực tuyến, các phần mềm quản lý văn bản, tổng hợp thống kê báo cáo,...Nâng cao nhận thức, năng lực về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong GDNN. Triển khai thực hiện các tiêu chuẩn về trường học số, hạ tầng số, phòng thực hành số, giáo trình số, chương trình đào tạo số, ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường, thực tế hỗn hợp trong hoạt động GDNN. Bảo đảm an ninh, an toàn mạng trong giáo dục nghề nghiệp; huy động nguồn lực cho quá trình chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp từ ngân sách nhà nước; huy động nguồn lực đầu tư, khuyến khích hợp tác theo đối tác công tư từ các tổ chức, doanh nghiệp và các nguồn huy động hợp pháp khác./.a

Hồng Minh

Tin Liên Quan

Chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng của thiên tai theo quy định của pháp luật về thuế

Để cùng chung tay kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, người nộp thuế nhanh chóng khắc phục hậu quả sau mưa lũ, Cục Thuế tỉnh Lào Cai thông tin một số nội dung liên quan đến miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng của thiên tai theo quy định của pháp luật về thuế (Căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày...

Tập trung khắc phục các điểm sạt lở trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Mưa lớn kéo dài đã khiến tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn đi qua địa bàn tỉnh Lào Cai xuất hiện nhiều điểm sạt lở và có nguy cơ sạt lở với khối lượng lớn, các phương tiện lưu thông qua lại gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Tỉnh Bình Dương ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai 10 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Chiều 16/9, Đoàn công tác của tỉnh Bình Dương do đồng chí Nguyễn Văn Dành, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng Ban Vận động cứu trợ tỉnh làm Trưởng đoàn đã tới trao quà hỗ trợ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai.

Hơn 5.600 tập thể, cá nhân ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đến 15 giờ ngày 17/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của hơn 5.600 tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh với số tiền số tiền hơn 242,6 tỷ đồng (trong đó Quỹ cứu trợ Trung ương là 180 tỷ đồng; các...

Lào Cai công khai danh sách chuyển tiền hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai sau cơn bão số 3

Ngày 17/9, Ban vận động Cứu trợ tỉnh Lào Cai - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lào Cai công bố danh sách phân bổ 46 tỷ đồng đến Ban Vận động cứu trợ 8 huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai sau cơn bão số 3.

"Ăn đường, ngủ sương" nối đường dây liên lạc

Những ngày qua, Lào Cai chịu ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai. Mưa lớn kéo dài, nước sông dâng cao, nhiều cung đường, bản làng bị sạt lở nghiêm trọng. Bên cạnh các lực lượng cứu hộ oằn mình cứu và tìm kiếm người dân bị nạn còn có những "người lính thông tin" cũng lao mình vào mưa bão, bất chấp thiên tai...