Đưa sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Lào Cai vươn xa

Quảng bá, tôn vinh sản phẩm nông nghiệp; duy trì các làng nghề truyền thống; phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng;…là những giải pháp đang được triển khai nhằm đưa sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Lào Cai vươn xa.

Lào Cai đặc biệt quan tâm đến việc khôi phục và bảo tồn đối với nghề, làng nghề truyền thống

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới có 25 dân tộc cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 66,2% dân số toàn tỉnh. Thời gian qua, việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại những kết quả tích cực. Các hoạt động sản xuất kinh doanh, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm diễn ra sôi động, hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con.

Năm 2023, năm đầu tiên tỉnh Lào Cai tổ chức hội chợ chuyên biệt cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh. Hội chợ được tổ chức tại huyện Bảo Yên, thu hút 120 gian hàng trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của địa phương gồm: Nông sản đặc hữu; các sản phẩm OCOP; sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm ẩm thực địa phương; gian hàng giới thiệu về không gian văn hóa các dân tộc, đất và người Bảo Yên.

Trước đó, phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi được tổ chức tại huyện Văn Bàn, Bát Xát; Tuần lễ quảng bá thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi được tổ chức tại huyện Bắc Hà, Mường Khương đã giới thiệu đến khách hàng hàng trăm sản phẩm nông sản, thủ công mỹ nghệ, ẩm thực và các sản phẩm OCOP của các địa phương. Nhờ những gian hàng này mà sản phẩm bán ra thị trường nhiều hơn, đem lại kinh tế cho hợp tác xã, tạo công ăn việc làm, góp phần nâng cao đời sống của bà con. Tại các phiên chợ, tuần lễ quảng bá thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, bà con có dịp để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm địa phương mình, có cơ hội học hỏi cách thức đưa nông sản thành hàng hóa ra thị trường, đến tay người tiêu dùng. Hội chợ là dịp để các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong tỉnh quảng bá tiềm năng, lợi thế, tìm kiếm đối tác, kết nối cung cầu; mở rộng thị trường tiêu thụ, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm địa phương; nâng cao giá trị gia tăng, góp phần tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Đây thực sự là cơ hội để sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số tại Lào Cai vươn xa hơn nữa trên thị trường.

Phụ nữ vùng cao Lào Cai quảng bá du lịch

Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã quan tâm phát triển, kết nối du lịch và nông nghiệp, nông thôn để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc của các dân tộc vùng cao, góp phần giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống. Lào Cai đã xây dựng, phát triển nhóm sản phẩm du lịch đặc thù như: Sản phẩm du lịch cộng đồng, sản phẩm du lịch gắn với di sản, sản phẩm du lịch khám phá văn hóa vùng cao, sản phẩm du lịch gắn với văn hóa truyền thống, sản phẩm du lịch trải nghiệm nông nghiệp, sản phẩm du lịch gắn với nghề thủ công truyền thống. Các sản phẩm du lịch này được xây dựng và phát triển tại các địa phương trong toàn tỉnh, đặc biệt là ở các vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số, có sự tham gia trực tiếp của người dân bản địa như: Khu du lịch Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát,…Một số sản phẩm du lịch mang đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số như: Giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà, Vó ngựa trên mây- Sa Pa; Tái hiện chợ tình Sa Pa; Lễ Tết nhảy người Dao đỏ, lễ hội Gầu Tào người Mông, lễ hội rước đất, rước nước của người Tày Bắc Hà, lễ hội Roóng Poọc người Giáy, lễ Cúng rừng “Gạ ma do” ở huyện Bát Xát, lễ hội Khô Già của người Hà Nhì (Bát Xát).

Với mong muốn đưa du khách hòa mình trong không gian sinh hoạt - văn hóa của người dân bản địa để khám phá, tìm hiểu về bản sắc các dân tộc, Lào Cai đặc biệt quan tâm đến việc khôi phục và bảo tồn đối với nghề, làng nghề truyền thống. Một số nghề, làng nghề được quan tâm duy trì, phát triển là: Nghề làm hương của người Giáy thôn Kíp Tước, nghề làm Cốm của người Tày, Làng nghề thêu, may thổ cẩm của người Xa Phó, thôn Nậm Rịa, nghề nấu rượu thóc tại Làng Mới, xã Tả Phời (thành phố Lào Cai); làng nghề mây tre đan Hà Nhì, xã Y Tý, xã Nậm Pung (huyện Bát Xát); nghề dệt thêu thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông tại thôn Sín Chải, thị trấn Nông trường Phong Hải (huyện Bảo Thắng); nghề làm nhạc cụ Khèn dân tộc Mông, tại xã Cán Cấu, xã Sín Chéng (huyện Si Ma Cai); nghề chạm khắc bạc của người Dao Đỏ, tại xã Ngũ Chỉ Sơn và xã Liên Minh, nghề làm hương của người Giáy xã Tả Van, nghề làm chạm khắc bạc dân tộc Mông xã Mường Hoa  (thị xã Sa Pa); nghề mây tre đan dân tộc Tày xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên); các làng nghề sản xuất rượu truyền thống: San Lùng, xã Nậm Pung (huyện Bát Xát), Cốc Ngù (huyện Mường Khương), Bản Phố (huyện Bắc Hà).

Tỉnh Lào Cai phấn đấu trong giai đoạn 2022- 2025 có ít nhất 240 sản phẩm được công nhận đạt từ 3 sao trở lên (mỗi năm có khoảng 30 sản phẩm). Trong đó tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, văn hóa của địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, dịch vụ du lịch nông thôn. Việc phát triển hoạt động hỗ trợ quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đã góp phần hình thành thị trường, đưa sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vươn xa.

Thu Hương

Tin Liên Quan

Ưu tiên triển khai xây dựng khu tái định cư Làng Nủ và Nậm Tông

Sáng 16/9, Đài Truyền hình Việt Nam và UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Họp trực tuyến về việc triển khai, khắc phục khẩn cấp khu tái định cư Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên) và Nậm Tông (xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà).

Hơn 82,1 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đến 15h ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 82,1 tỷ đồng (bao gồm cả tiền ủng hộ của Quỹ cứu trợ Trung ương).

Lào Cai: Công nhận 20 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Lào Cai năm 2024.

Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025” thu hút 50.324 tài khoản tham gia

Theo thống kê của Ban Tổ chức, Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025” thu hút 50.324 tài khoản tham gia với với 352.430 lượt thi.

Để công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn hoạt động bền vững

Do nhiều nguyên nhân, nhiều công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn sau một thời gian sử dụng đã xuống cấp, dẫn đến chất lượng nguồn nước cung cấp không đảm bảo, lượng nước rò rỉ, hao hụt lớn, thậm chí nhiều công trình dừng hoạt động.

Hội Phụ nữ xã Xuân Quang: Duy trì 1.832 mô hình “5 không, 3 sạch”

Thực hiện Dự án 8 và Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, hiện xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng duy trì 1.832 mô hình “5 không, 3 sạch” đảm bảo đủ 8 tiêu chí theo quy định. Trong 6 tháng đầu năm 2024, các thôn Hốc Đá, Làng Bông, Tân Quang và Na Ó gia tăng mạnh nhất số hộ đạt các tiêu chí của...