Sa Pa mùa làm lanh

Cùng với mùa đổ nước, mùa cấy, mùa gặt… đồng bào dân tộc Mông ở Sa Pa còn có thêm mùa thu hoạch cây lanh - nguyên liệu chính để làm nên những tấm vải nhuộm chàm, vẽ hoa văn sáp ong, thêu thổ cẩm. Từ bao đời nay, đồng bào Mông đã truyền nhau câu: “Ở đâu có cây lanh, ở đó có người Mông”, để nói về ý nghĩa, tầm quan trọng của cây lanh trong đời sống của họ. Cây lanh đã ăn sâu vào đời sống tín ngưỡng, tâm linh, trở thành biểu tượng văn hóa của đồng bào Mông.
1.jpgTrải qua lịch sử hình thành, phát triển và thăng trầm của cuộc sống, cho đến hôm nay, đồng bào Mông ở Sa Pa vẫn luôn duy trì nghề trồng lanh, dệt vải và nhuộm chàm, giữ gìn bản sắc văn hóa như báu vật thiêng liêng, song hành cùng cuộc đời của mỗi người Mông… Cây lanh thường được người Mông trồng trong vườn nhà hoặc trên nương đồi gần nhà.
thu lanh.jpg
Năm nào cũng vậy, cứ từ cuối tháng 6 trở đi cho đến tháng 8, trên khắp các bản làng của vùng cao Sa Pa, đồng bào dân tộc Mông vào mùa thu hoạch cây lanh.
a2.jpg
Sau khi thu cây lanh về, bà con bó thành từng bó, rồi dựng ở xung quanh nhà, chờ ngày nắng mới phơi lanh.
a3.jpg
Những ngày nắng ấm, bà con người Mông đem cây lanh ra phơi.
4.jpg
Những bó lanh đã được phơi gần khô.
94e05f0f161bc4459d0a.jpg
Thân cây lanh khi phơi đủ nắng, vừa độ dẻo dai của sợi lanh, bà con người Mông mới đem tước vỏ lanh thành từng sợi.
2.jpg
Sợi lanh được người Mông bó thành từng bó dài trước khi nối các sợi lanh lại với nhau thành cuộn.
3.jpg
Đến Sa Pa bất kể mùa nào, thường xuyên bắt gặp hình ảnh phụ nữ dân tộc Mông ngồi bên hiên nhà hay đi làm nương, đến chợ phiên đều mang theo lanh để nối sợi.
111.jpg
Ngày nay, đồng bào Mông ở Sa Pa vẫn duy trì nghề trồng cây lanh, se sợi và dệt vải lanh theo phương pháp thủ công truyền thống.
1.jpg
Sau khi sợi lanh đã được nối thành cuộn, người Mông ở Sa Pa dùng đá "giã" cho mềm sợi lanh, rồi qua công đoạn luộc cho sợi lanh trắng ra, sau đó mới đem dệt thành vải.
2437ab2c3638e466bd29.jpg
Nghề dệt vải lanh, nhuộm chàm, thêu thổ cẩm của dân tộc Mông ở Sa Pa - nét văn hóa truyền thống độc đáo đang được đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; được tái hiện trong vở diễn thực cảnh The Mong show – Sa Pa lặng lẽ yêu.
https://baolaocai.vn/sa-pa-mua-lam-lanh-post372505.html

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Khách du lịch đến Sa Pa tăng 33,2% so với kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2023

Trong 4 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 (từ ngày 31/8 - 3/9), Lào Cai đón khoảng 196.500 lượt khách. Lượng khách du lịch đến các địa phương tăng nhẹ so với kỳ nghỉ 2/9/2023, riêng thị xã Sa Pa đón khoảng 122.770 lượt khách, tăng 33,2% so với kỳ nghỉ lễ 2/9/2023.

Lễ hội mùa Thu "Sa Pa - mùa vàng" 2024 hứa hẹn hàng loạt sự kiện hấp dẫn

Lễ hội mùa Thu Sa Pa 2024 không chỉ là dịp để du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa đặc sắc của vùng cao mà còn là cơ hội để trải nghiệm những hoạt động văn hóa, thể thao, ẩm thực hấp dẫn.

Nên đi đâu tại Lào Cai trong kỳ nghỉ lễ này?

Kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh mùng 2/9 đúng vào dịp thời tiết Lào Cai thuận lợi. Dự kiến những ngày nghỉ trời có nắng, phù hợp để du khách trải nghiệm các hoạt động ngoài trời, tận hưởng không khí đón mùa thu. Những ngày này, các địa phương cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, du lịch hấp dẫn để thu hút...

Lần đầu tiên tỉnh Lào Cai tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế

Với chủ đề “Du lịch Lào Cai - kết nối khát vọng xanh”, Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai năm 2024 (Laocai International Travel Mart – LITM 2024) sẽ được tổ chức từ ngày 7/11 đến ngày 10/11/2024 tại khu vực Quảng trường Đinh Lễ (thành phố Lào Cai).

Hoa dơn thóc rực rỡ khoe sắc trên đỉnh Fansipan

Kéo dài tới hết 30/8, Lễ hội hoa dơn thóc 2024 đang thu hút đông đảo khách du lịch tới đỉnh Fansipan với biển hoa trải dài từ độ cao hơn 3.000 m và hàng loạt hoạt động vui chơi hấp dẫn, mang đậm sắc màu văn hóa Tây Bắc.

Đi tàu hỏa - trải nghiệm thú vị cho du khách đến Lào Cai