Lào Cai: Ưu tiên các giải pháp tiếp cận thông tin cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Đó là một trong những giải pháp được tỉnh Lào Cai đề ra trong Kế hoạch phát triển thông tin tỉnh Lào Cai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.


Lào Cai là tỉnh miền núi biên giới với 25 nhóm ngành dân tộc phân bố, cư trú trên địa bàn 09 huyện, thị xã, thành phố. Xác định thông tin truyền thông là một bộ phận quan trọng trong công tác tuyên truyền của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị, trong nhiều năm qua, hoạt động thông tin truyền thông nói chung và thông tin về công tác dân tộc trên địa bàn đã được tỉnh Lào Cai quan tâm chỉ đạo bằng việc đẩy mạnh phát triển hạ tầng thông tin truyền thông; xây dựng cơ chế chính sách; bồi dưỡng tập huấn kỹ năng nghiệp vụ; xây dựng các chương trình ấn phẩm dành cho đồng bào dân tộc thiểu số; triển khai các hoạt động tuyên truyền từ tỉnh đến cơ sở;….Trong đó, việc triển khai xây dựng các chương trình, ấn phẩm dành cho đồng bào dân tộc thiểu số là hoạt động truyền thông được tỉnh Lào Cai quan tâm nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai, đặc biệt người dân sinh sống ở khu vực biên giới, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các nguồn thông tin chính thống, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân, giảm tỷ lệ mất cân đối trong thụ hưởng thông tin giữa các vùng, tạo đồng thuận xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Báo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số là ấn phẩm chuyên biệt của Báo Lào Cai

Thông điệp về dân tộc thiểu số luôn được xem là chủ đề không thể thiếu trong các ấn phẩm, các sản phẩm của Báo Lào Cai. Báo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số là ấn phẩm chuyên biệt của Báo Lào Cai được xuất bản từ năm 1994, 4 trang in màu, phát hành 3 kỳ/tháng (phát hành ngày 5, 15, 25 hàng tháng). Đây là sáng kiến của Báo Lào Cai nhằm đáp ứng yêu cầu công tác tuyên truyền hướng về vùng đồng bào dân tộc thiểu số thời kỳ mới tái lập tỉnh. Nội dung của ấn phẩm phản ánh toàn diện về đời sống kinh tế văn hóa xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp về những vấn đề liên quan trực tiếp đến phát triển vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuyên truyền phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân; vấn đề bảo vệ an ninh biên giới, phát triển kinh tế - xã hội. Giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, các chính sách thu hút đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi của các địa phương; những giá trị đặc sắc, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Phổ biến kiến thức pháp luật, hướng dẫn áp dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến, các kinh nghiệm phát triển kinh tế, giảm nghèo vào cuộc sống, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, phát triển, sử dụng nguồn nhân lực ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phản ánh tâm tư, nguyện vọng, tiếng nói của đồng bào các dân tộc với cấp ủy, chính quyền ở địa phương. Các chuyên mục về Gương sáng bản làng, Xây dựng Nông thôn mới dành giới thiệu các gương người tốt, việc tốt, mô hình phát triển kinh tế hiệu quả để đồng bào học tập, áp dụng. Các tác phẩm của báo đã sử dụng nhiều câu chuyện với hình ảnh đẹp, khoảnh khắc đẹp trong văn hóa, lao động, sản xuất, sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số, kết hợp với các bài viết ngắn, trình bày dễ đọc, dễ nhớ, phù hợp với nhu cầu, thói quen tiếp nhận thông tin của đồng bào dân tộc thiểu số.

Fanpage tiếng Mông của Đài PT-TH tỉnh Lào Cai tại địa chỉ https://www.facebook.com/Hmonglaolcaz

Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Lào Cai duy trì chương trình thời sự (trên sóng truyền hình, phát thanh) phát 3 thứ tiếng (tiếng Mông, tiếng Dao, tiếng Giáy). Trang thông tin điện tử và các trang mạng xã hội Facebook, Youtube của Đài thu hút hàng triệu lượt xem và tương tác. Đặc biệt, lượt người truy cập theo dõi các chương trình tiếng Mông, tiếng Dao bằng thiết bị di động khá đông, ở nhiều vùng địa lý khác nhau trong tỉnh, trong nước. Năm 2021, Đài PT-TH Lào Cai đã đưa vào hoạt động trang Fanpage bằng tiếng Mông, tiếng Dao trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Đây là phiên bản báo chí của Đài trên nền tảng số, dành cho đồng bào dân tộc Mông, dân tộc Dao, được thiết kế dựa trên nhu cầu của đồng bào và xu hướng của báo chí hiện đại. Ngoài chương trình thời sự còn có các chuyên mục bằng tiếng dân tộc, một số chương trình thực hiện theo hình thức truyền hình thực tế. Một số chương trình được dịch sang các thứ tiếng dân tộc thiểu số như: Đảng trong cuộc sống, Kết đoàn, Dân tộc và Phát triển, Xây dựng nông thôn mới, Gảm nghèo bền vững,… Các chương trình, chuyên mục tuyên truyền về đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên sóng phát thanh – truyền hình của Đài tỉnh đã góp phần tăng cường đồng thuận xã hội, củng cố lòng tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước, phát huy nội lực, vượt qua khó khăn, thách thức, hoà nhập phát triển cùng với đất nước.

Hệ thống thông tin cơ sở cũng đã triển khai tốt công tác tuyên truyền phục vụ bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2021, Trung tâm Văn hóa, Thể thao ‑ Truyền thông thị xã Sa Pa đã sản xuất video clip hướng dẫn người dân phòng tránh dịch Covid-19, các biện pháp phòng tránh dịch bệnh và đón khách quay trở lại sau khi hết dịch bằng ba thứ tiếng (Tiếng Viết, Tiếng Mông, tiếng Dao). Các chương trình phát thanh truyền hình, clip bằng tiếng dân tộc được phát trên hạ tầng số đã góp phần đưa thông tin nhanh chóng, lan tỏa đến từng người dân.

Chỉ thị số 28-CT/TU ngày 01/7/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lào Cai về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc trong tình hình mới nêu rõ: Bảo đảm các hộ gia đình dân tộc thiểu số được sử dụng điện lưới quốc gia, dịch vụ phát thanh, truyền hình, viễn thông, dịch vụ xã hội thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt. Ưu tiên phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số trên các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thông tin và truyền thông. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, khuyến khích đồng bào dân tộc thiểu số khởi nghiệp, vươn lên làm giàu.

Hy vọng rằng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp truyền thông, đặc biệt là việc xây dựng và duy trì các kênh, chuyên mục, các ấn phẩm riêng dành cho đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tăng khả năng tiếp cận thông tin cho đồng bào, góp phần xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo lòng tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước.

Vũ Dũng

Tin Liên Quan

Ưu tiên triển khai xây dựng khu tái định cư Làng Nủ và Nậm Tông

Sáng 16/9, Đài Truyền hình Việt Nam và UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Họp trực tuyến về việc triển khai, khắc phục khẩn cấp khu tái định cư Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên) và Nậm Tông (xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà).

Hơn 82,1 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đến 15h ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 82,1 tỷ đồng (bao gồm cả tiền ủng hộ của Quỹ cứu trợ Trung ương).

Lào Cai: Công nhận 20 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Lào Cai năm 2024.

Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025” thu hút 50.324 tài khoản tham gia

Theo thống kê của Ban Tổ chức, Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025” thu hút 50.324 tài khoản tham gia với với 352.430 lượt thi.

Để công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn hoạt động bền vững

Do nhiều nguyên nhân, nhiều công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn sau một thời gian sử dụng đã xuống cấp, dẫn đến chất lượng nguồn nước cung cấp không đảm bảo, lượng nước rò rỉ, hao hụt lớn, thậm chí nhiều công trình dừng hoạt động.

Hội Phụ nữ xã Xuân Quang: Duy trì 1.832 mô hình “5 không, 3 sạch”

Thực hiện Dự án 8 và Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, hiện xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng duy trì 1.832 mô hình “5 không, 3 sạch” đảm bảo đủ 8 tiêu chí theo quy định. Trong 6 tháng đầu năm 2024, các thôn Hốc Đá, Làng Bông, Tân Quang và Na Ó gia tăng mạnh nhất số hộ đạt các tiêu chí của...