Thương hiệu du lịch địa phương

Với những dấu ấn văn hóa đặc sắc, sự đa dạng trong phong tục, tập quán,... các di sản văn hóa của Việt Nam luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách trong nước và quốc tế.

Ảnh minh họa.

Do đó, nếu được bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa sẽ giúp tôn vinh thương hiệu quốc gia, đồng thời góp phần định vị thương hiệu du lịch ở từng địa phương, vùng miền.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/1/2020, khẳng định quan điểm: Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc.

Một số giải pháp trọng điểm được đề ra là phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử, truyền thống của dân tộc; tập trung khai thác thế mạnh ẩm thực đa dạng, đặc sắc của các vùng, miền để hình thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, có lợi thế cạnh tranh, góp phần tạo dựng thương hiệu nổi bật của du lịch Việt Nam.

Đến nay, Việt Nam đã được UNESCO ghi danh 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 15 di sản văn hóa phi vật thể, 9 di sản tư liệu, 3 công viên địa chất toàn cầu và 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây không chỉ là lợi thế, niềm tự hào của cộng đồng nơi có di sản mà còn là nền tảng quan trọng trong việc quảng bá văn hóa, thương hiệu du lịch của địa phương.

Hiện nay những nơi có di sản thế giới đều được chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng quan tâm tu bổ, phục hồi, chống xuống cấp, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để phát huy giá trị.

Phần lớn các di sản văn hóa của Việt Nam khi được UNESCO công nhận đều trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, mang nét riêng biệt, thu hút khách du lịch trong nước và nước ngoài. Có những điểm đến đã trở thành thương hiệu nhận diện rất đặc trưng của các địa phương như: Phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam), Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), quần thể di tích Tràng An (tỉnh Ninh Bình), Cố đô Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế)...

Tuy nhiên, mức độ quan tâm, chú trọng tới vấn đề định vị thương hiệu du lịch địa phương từ phát huy giá trị các di sản chưa thật sự đồng đều ở các địa phương. Điều này cần được cải thiện bởi thương hiệu du lịch địa phương không chỉ giúp tăng khả năng nhận diện mà còn tạo nên lợi thế cạnh tranh, thu hút khách du lịch, tạo sinh kế cho người dân, từ đó góp phần phát triển bền vững kinh tế địa phương.

Một yếu tố quan trọng trong xây dựng, định vị thương hiệu địa phương là tạo được dấu ấn riêng biệt, độc đáo. Mặt khác, hình ảnh, thương hiệu của địa phương thường được tạo nên bởi thương hiệu văn hóa, thương hiệu điểm đến và thương hiệu sản vật của địa phương.

Vì vậy, bên cạnh yếu tố cảnh quan, các sản phẩm du lịch cần có sự kết hợp đa dạng trong phong tục, tập quán truyền thống, trên cơ sở tôn trọng màu sắc văn hóa bản địa khác biệt, đồng thời cần tập trung khai thác thế mạnh ẩm thực đặc sắc của các vùng miền. Song song với đó, cần có quy hoạch, định hướng phát triển hài hòa, cân bằng, không phát triển thương mại ồ ạt quá mức hay tự phát, mà phải tôn trọng các yếu tố nội tại của di sản, hướng đến phát triển du lịch một cách có chiều sâu và bền vững.

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Đại sứ Orlando Nicolas Hernandez Guillen: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ý nghĩa lịch sử với quan hệ Việt Nam-Cuba

Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen khẳng định chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đánh dấu một thời khắc quan trọng với ý nghĩa lịch sử.

Việt Nam sẽ có những thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương

Ngày 19/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn về chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Phiên họp cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ từ 22-24/9.

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...