Đền Hai Cô - địa chỉ tâm linh trên vùng đất Bảo Yên

Di tích lịch sử đền Hai Cô tọa lạc bên bờ sông Hồng, tại thôn Kim Quang, xã Kim Sơn (huyện Bảo Yên).

Tên gọi đền Hai Cô gắn liền với nhân vật được thờ trong di tích, đó là 2 cô gái đã đi theo quan quân nhà Trần đánh giặc Nguyên - Mông vào thế kỷ XIII và anh dũng hy sinh tại vùng đất Kim Sơn. Trải qua thời gian, ngôi đền hiện nay đã được xây dựng khang trang, trở thành địa chỉ tâm linh trên vùng đất Bảo Yên.

Đền Hai Cô tọa lạc bên bờ sông Hồng, tại thôn Kim Quang.

Về lịch sử của ngôi đền hiện chưa có ghi chép rõ ràng trong sử sách. Sự tích về nhân vật được thờ chỉ được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua những câu chuyện kể truyền miệng trong dân gian.

Truyền kể lại rằng, trong một trận chiến đấu với quân Nguyên - Mông vào thế kỷ XIII, có 2 cô gái đi theo quân nhà Trần canh gác trên một cái chòi cao tại Bãi Liềm (xã Kim Sơn) làm nhiệm vụ đốt lửa báo hiệu khi quân địch tới. Trong trận chiến này, thế giặc rất mạnh, quân địch tiến công như vũ bão, chòi canh của 2 cô gái bị quân giặc bao vây 4 phía. Biết không thể thoát khỏi vòng vây, quyết không bị rơi vào tay quân giặc, 2 cô gái đã tự châm lửa đốt chòi canh và tự sát. Sau khi chết, 2 cô đã hiển linh ở khu vực Bãi Liềm. Linh hồn 2 cô nhiều lần hiển linh phù trợ quân lính nhà Trần đánh thắng giặc xâm lược. Để tưởng nhớ sự hy sinh anh dũng của 2 cô, người dân đã lập đền thờ phụng.

Thế đất được chọn để xây dựng ngôi đền có phong thủy hữu tình, cửa đền nhìn ra sông Hồng. Bao quanh ngôi đền là rất nhiều cây cổ thụ quanh năm xanh mát. Đền chính gồm 3 gian và 1 hậu cung nhỏ, 2 bên cửa vào gian hậu cung được treo đôi câu đối sơn son thếp vàng. Trong đền được bài trí theo kiểu tiền Thánh, hậu Phật, một kiểu bài trí thường thấy ở các đình, đền ở Việt Nam. Bên cạnh đền thờ chính, trong khuôn viên đền có lầu Cô, lầu Cậu, miếu Quan Sơn Thần, Thổ địa… được lập và thờ phụng riêng. Phía bên ngoài cổng đền có lầu Cô Chín và lầu Cậu Thượng Thiên.

Lễ hội đền Hai Cô được tổ chức vào ngày 21 tháng Giêng hằng năm thu hút đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.

Đền Hai Cô hiện nay có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch tâm linh. Về vị trí địa lý, ngôi đền nằm bên bờ sông Hồng trong tuyến du lịch tâm linh Đông Cuông - Bảo Hà - Tân An - thành phố Lào Cai, rất thuận lợi cho du khách cả nước đến tham quan và chiêm bái.

Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, ngày 28/12/2018, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4349 xếp hạng đền Hai Cô là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

https://baolaocai.vn/bai-viet/365689-den-hai-co--dia-chi-tam-linh-tren-vung-dat-bao-yen

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.

Trăm năm kể chuyện nghề Rèn