Độc đáo Lễ cúng rừng của đồng bào dân tộc Nùng (Mường Khương)

Trong không khí trang nghiêm thành kính, sáng 19/2 (tức ngày 29/1 âm lịch), đồng bào dân tộc Nùng thuộc thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương đã cùng nhau tụ họp và tổ chức Lễ cúng rừng trên đỉnh núi thiêng Long Sơn.

Đầu giờ sáng, thầy cúng cùng đông đảo đồng bào Nùng trên địa bàn đã có mặt đông đủ để chuẩn bị cho Lễ cúng rừng, thờ thần rừng trên núi Long Sơn. Cũng như mọi năm, đồng bào chuẩn bị các vật tế lễ đơn giản như một con gà trống, một con lợn đen bản địa, một vò rượu và cơm trắng. Sau khi lễ vật cúng rừng được chuẩn bị xong, thầy cúng sẽ tiến hành tuần tự các bài cúng.

Bài cúng thể hiện lòng biết ơn thần rừng đã chở che cho người dân và mong muốn một năm mới mọi người có sức khỏe tốt, nhà nhà sung túc, làm ăn gặp nhiều may mắn. Lễ cúng rừng của dân tộc Nùng không chỉ hạn chế, bó hẹp trong cộng đồng dân tộc Nùng, mà người dân thuộc dân tộc khác cũng có thể đến đây bái lễ để tỏ lòng thành kính.

Thầy cúng thực hiện nghi lễ.

Ngay sau khi tổ chức xong việc cúng tế, thầy chủ tế, người giúp việc chủ tế, những người trong ban tổ chức sẽ thụ lộc ngay trước đền thờ. Những người còn lại sẽ nấu nướng và ăn uống dưới khu vực bìa rừng cấm.

Đã 3 năm kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, việc tổ chức lễ cúng rừng chỉ dừng lại ở việc làm lễ gọn nhẹ với sự góp mặt của các thầy cúng mà không có người dân. Năm nay, đồng bào Nùng phấn khởi khi được tham gia nghi lễ này. Điều đặc biệt, để đáp ứng lòng mong mỏi của người dân, con đường lên đỉnh núi Long Sơn đã được UBND huyện Mường Khương đầu tư, xây dựng, đảm bảo cho việc đi lại thuận lợi hơn. Nơi đây hứa hẹn sẽ là địa điểm lý tưởng để du khách tham quan và trải nghiệm tục lệ cúng rừng của dân tộc Nùng.

Cho biết về những nội quy trong khu rừng cấm, ông Lù Sìn Lền, tổ dân phố Phố Cũ, thị trấn Mường Khương nói: “Trong không gian thiêng liêng của khu rừng cấm, khi đến đây, tất cả mọi người tham gia buổi lễ đều phải tự nguyện tuân thủ các quy định, đó là: Không múa hát, mất trật tự, mất đoàn kết, mất vệ sinh; không lấy các loài động - thực vật của rừng; không tụ tập vi phạm pháp luật; cầu điều thiện, không cầu điều ác…”.

Những quy định trong rừng cấm đã được các thế hệ người Nùng ghi nhớ và truyền dạy cho con cháu muôn đời sau.

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.

Trăm năm kể chuyện nghề Rèn