Tối ưu hóa nguồn lực cho tăng trưởng

Bước vào năm 2023, nền kinh tế Việt Nam có những cơ hội để trở lại quỹ đạo phát triển sau đại dịch Covid-19 nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. "Chìa khóa" để xoay chuyển tình thế là tập trung vào công tác chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đổi mới sáng tạo, hướng đến cải thiện chất lượng tăng trưởng.

Sản xuất thiết bị cơ khí siêu chính xác tại nhà máy của Công ty TNHH Fujikin Bắc Ninh (Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh). (Ảnh NGỌC MAI)

Ngay từ tháng đầu tiên của năm mới, các bộ, ngành, địa phương đã bắt tay vào nhiệm vụ hoàn tất việc xây dựng ban hành chương trình, kế hoạch hành động và các văn bản cụ thể nhằm triển khai thực hiện đúng tiến độ Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (Nghị quyết số 01).

Điểm tựa vượt qua thách thức

Đây là năm đầu tiên Chính phủ thực hiện tích hợp nội dung cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia vào chung một nghị quyết, thay vì ban hành hai nghị quyết riêng (Nghị quyết số 19 và sau này là Nghị quyết số 02 như thông lệ). Theo đó, Chính phủ thống nhất quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành của năm là "Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả".

Yêu cầu đặt ra cho các bộ, ngành, địa phương trong nhiệm vụ của mình phải thích ứng linh hoạt, hiệu quả với bối cảnh, tình hình để "biến nguy thành cơ", kiên quyết khắc phục khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, thực chất, hiệu quả và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Đồng thời nâng cao năng lực phân tích dự báo; chủ động với mọi tình huống, nhạy bén nắm bắt những diễn biến mới của tình hình, kịp thời, quyết liệt xử lý có hiệu quả các vấn đề, xây dựng các kịch bản, phương án linh hoạt, thích ứng các vấn đề mới phát sinh. Chính phủ cũng yêu cầu đối với công tác chỉ đạo, điều hành phải đồng bộ, thống nhất và quyết tâm, quyết liệt, vừa tập trung xử lý hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên, các vấn đề tồn đọng kéo dài, vừa kịp thời ứng phó hiệu quả những vấn đề cấp bách, bất ngờ phát sinh trong ngắn hạn; thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp mang tính căn cơ trong trung và dài hạn. Việc tích hợp nội dung cải cách môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia vào Nghị quyết số 01 được các chuyên gia kinh tế đánh giá là thể hiện quyết tâm lồng ghép nỗ lực cải cách vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, tạo ra hiệu ứng mới cho tăng trưởng.

Điểm lại những thách thức được dự báo là những "cơn gió ngược" đối với kinh tế Việt Nam năm 2023, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển nhắc đến việc các tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại, một số quốc gia có nguy cơ rơi vào suy thoái, ảnh hưởng đến tăng trưởng đầu tư và xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam. Đó là các quốc gia chiếm kim ngạch xuất nhập khẩu lớn của Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ… bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Trong khi đó, các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam đến từ Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… cũng được dự báo có dấu hiệu rơi vào suy thoái tùy mức độ khác nhau. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần có cách tiếp cận tổng thể, phân tích dự báo sát tình hình để chủ động đưa ra các kịch bản linh hoạt, giải pháp trọng tâm để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, vững vàng vượt qua thách thức. Yêu cầu đặt ra là phải có sự điều hành linh hoạt, tối ưu hóa nguồn lực để tạo ra sự tăng trưởng mới.

Hai kịch bản tăng trưởng

Trong báo cáo "Kinh tế Việt Nam năm 2022, triển vọng năm 2023" của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố mới đây, nhóm nghiên cứu đã đưa ra hai kịch bản tăng trưởng kinh tế. Cụ thể theo kịch bản 1: Tăng trưởng GDP đạt 6,47%; lạm phát bình quân 4,08%; tăng trưởng xuất khẩu 7,21%; cán cân thương mại 5,64 tỷ USD. Kịch bản 2: Tăng trưởng GDP tăng 6,83%; lạm phát 3,69%; tăng trưởng xuất khẩu 8,43%; cán cân thương mại 8,15 tỷ USD.

Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp CIEM Nguyễn Anh Dương cho biết, kịch bản 1 là khả thi nhưng nền kinh tế có thể đạt mức tăng trưởng cao như kịch bản 2 nếu tiếp tục thực hiện cải cách nhanh và tăng năng suất. Tăng trưởng kinh tế sẽ phụ thuộc đáng kể vào khả năng đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu theo hướng tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) và xử lý rủi ro gắn với đối đầu thương mại-công nghệ giữa các siêu cường, xu hướng giảm giá của các đồng tiền ở khu vực so với USD. CIEM kiến nghị, để tạo thuận lợi cho thương mại, cần tăng cường mức độ sẵn sàng về pháp lý cho thương mại không giấy tờ xuyên biên giới. Cụ thể là cải thiện môi trường pháp lý phù hợp các yêu cầu của FTA để mọi người dân và doanh nghiệp được bảo vệ dữ liệu thông tin cá nhân một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, cần tiếp tục tập trung vào cải thiện nền tảng kinh tế vi mô và đổi mới hệ thống thể chế kinh tế theo hướng thân thiện hơn với đổi mới sáng tạo và môi trường, gắn với xử lý hiệu quả những rủi ro trong môi trường kinh tế quốc tế đầy biến động…

Theo các chuyên gia kinh tế, việc duy trì tốt ổn định kinh tế vĩ mô, đạt mức tăng trưởng cao 8,02% trong năm 2022, đưa quy mô nền kinh tế vượt 400 tỷ USD, an sinh xã hội được bảo đảm là những kết quả rất có ý nghĩa, không chỉ tạo dư địa cho điều hành vĩ mô năm 2023 mà còn là nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững của cả giai đoạn 2021-2025. Bài học thành công trong công tác điều hành là khả năng thích ứng, điều chỉnh, bám sát thực tiễn trong bối cảnh môi trường thế giới đầy bất định, khó lường trong suốt ba năm đại dịch và phục hồi kinh tế. Hơn nữa, trong thực tế, Việt Nam đã cho thấy hình ảnh một quốc gia đang nỗ lực hiện thực hóa những cam kết mạnh mẽ và định hướng rõ ràng từ Hội nghị COP26 về thu hút đầu tư chất lượng cao hướng đến nền kinh tế trung hòa carbon và tăng trưởng xanh. Việc duy trì bài học thành công này cùng với kịp thời nắm bắt các động lực tăng trưởng mới từ kinh tế xanh, chuyển đổi số, thu hút được các nguồn lực đầu tư mới sẽ là thời cơ để nền kinh tế Việt Nam bứt tốc.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nhận định, cơ sở và điều kiện để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2023, trước hết Việt Nam cần duy trì được ổn định chính trị. Cùng với đó, thị trường nội địa lớn, quy mô dân số lên tới 100 triệu người sẽ là lối thoát, là bệ đỡ cho doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, thị trường thế giới thu hẹp. Dự báo tăng trưởng cũng sẽ được tiếp sức trong năm 2023 nhờ chuẩn bị nguồn lực đủ lớn để tăng đầu tư công… "Từ góc độ nghiên cứu, chúng tôi thấy năm 2023 thách thức nhiều hơn thuận lợi. Song những thách thức đó tác động mạnh hay nhẹ lại phụ thuộc vào cách chúng ta xử lý như thế nào. Bởi như phân tích, có nhiều động lực tăng trưởng nằm ở chính thị trường nội địa, chứ không phụ thuộc quá nhiều vào kinh tế thế giới. Nếu quyết tâm cao, nỗ lực lớn, thực hiện tốt, mục tiêu tăng trưởng 6,5% đặt ra là rất cao nhưng cũng nằm trong tầm tay", Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên nhận định.

https://nhandan.vn/toi-uu-hoa-nguon-luc-cho-tang-truong-post737787.html

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.