Lễ hội xuống đồng của người Tày xã Tà Chải

Ngày 02/02, trong không khí vui xuân, tại thôn Na Pắc Ngam, xã Tà Chải, huyện Bắc Hà đã tổ chức Lễ hội xuống đồng. Đây là lễ hội truyền thống của người Tày địa phương.

Sau 2 năm tạm ngừng hoạt động do tác động của dịch Covid-19, lễ hội năm nay thu hút lượng lớn người dân và du khách tới tham dự.

Thầy cúng làm lễ trước mâm cỗ chính của lễ hội.

Lễ hội gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội. 

Phần lễ bắt đầu bằng nghi lễ rước đất và rước nước từ dòng suối đầu nguồn về sân tế lễ. Đi đầu là người đánh chiêng, hai người thổi kèn loa gỗ, theo sau là thầy cúng, đôi nam nữ khiêng đất và gùi nước dâng cúng, đi sau cùng là 2 người khiêng trống, vừa đi vừa đánh. Theo phong tục, mỗi thôn trong xã chuẩn bị một mâm cỗ để cúng tế. Các mâm lễ cúng là sản vật của địa phương để dâng tạ các vị thần đã phù hộ Nhân dân địa phương có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Sau đó, thầy Cả (người cúng chính của buổi lễ) và các thầy giúp việc đặt mâm lễ chính, tạ ơn trời đất, cầu sự ấm no, hạnh phúc cho mọi nhà.

Cuối phần lễ là nghi lễ xuống đồng (cày ruộng) với mong muốn đường cày may mắn đầu năm sẽ mang lại dân khang, vật thịnh, mùa màng bội thu... 

Đường cày đầu tiên của nghi lễ tịch điền.

Nghi lễ cúng tế kết thúc, dân làng chuyển sang phần hội với các trò chơi truyền thống. Thường các trò chơi trong lễ hội xuống đồng đều mang ý nghĩa cầu mùa, cầu sức khỏe. Trò chơi ném còn ban đầu mang tính chất nghi lễ, thường chia làm 2 phe: Bên Đông và bên Tây. Hai bên ném đến khi nào vòng còn bị thủng mới thành công. Sau nghi lễ bắt buộc này là phần chơi kéo co của các đội trong thôn, xã. Thầy cúng hướng về phía mặt trời lặn, gõ 3 hồi chiêng, đọc lời khấn: “Kéo lấy lúa lấy má, kéo lấy khỏe lấy mạnh”. Thầy cúng vừa hết lời thì hai bên thi kéo co.

Chị Đào Thanh Vân, du khách đến từ Hà Nội phấn khởi chia sẻ: Chúng tôi đến đây đúng ngày diễn ra Lễ hội xuống đồng, thấy các chị em ở đây mặc những bộ váy áo truyền thống rất đẹp. Chúng tôi rất vui được hòa vào lễ hội và rất ấn tượng khi chứng kiến nghi lễ tịch điền và theo dõi các trò chơi truyền thống…

Nam thanh, nữ tú chơi đánh đu tại lễ hội.
Tiết mục văn nghệ đặc sắc tại lễ hội.

Hội xuống đồng của người Tày là lễ hội cầu mùa điển hình. Cả phần lễ và phần hội đều phản ánh ước nguyện của người dân trong năm mới. Đây là tín ngưỡng quanh các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp như sinh sản, nước, mặt trời, cây lúa…

https://baolaocai.vn/bai-viet/364331-le-hoi-xuong-dong-cua-nguoi-tay-xa-ta-chai

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.

Trăm năm kể chuyện nghề Rèn