Lào Cai giành 2 giải Vàng, 1 giải Bạc tại Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam

Chiều 20/11, Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I, năm 2022 chính thức khép lại sau 3 ngày hoạt động tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Đoàn Lào Cai tham gia tiết mục dân vũ mở màn chương trình.

Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc khu vực phía Bắc lần thứ I có sự tham gia của gần 600 nghệ nhân, diễn viên quần chúng cùng với đồng bào các dân tộc thiểu số đến từ 17 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Với chủ đề “Sắc màu trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc trong thời kỳ hội nhập và phát triển”, Liên hoan đã mang đến luồng sinh khí mới của sắc màu văn hóa, ý thức tự hào, tự tôn giá trị văn hóa trang phục truyền thống của các dân tộc.

Phần thi trình diễn trang phục Phù Lá "Rước dâu ngày xuân" giành giải A tại Liên hoan.
Phần thi trình diễn trang phục Hà Nhì "Nhịp sống nơi đại ngàn" giành giải B.

Đoàn Lào Cai có 30 cán bộ, diễn viên, nghệ nhân các dân tộc: Hà Nhì, Phù Lá, Mông xanh do Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh làm Trưởng đoàn, mang tới Liên hoan chương trình trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số với chủ đề “Lào Cai hoà nhịp bản sắc”, gồm 3 phần thi:  Trình diễn trang phục Hà Nhì: Nhịp sống nơi đại ngàn, trình diễn trang phục Mông xanh: Hội Giao duyên, trình diễn trang phục Phù Lá: Rước dâu ngày xuân. Ngoài ra, đoàn Lào Cai còn có tiết mục nghệ thuật tham gia chương trình nghệ thuật chào mừng ngày đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam và 1 phần thi được công diễn tại lễ bế mạc. 

Các đoàn nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Kết thúc Liên hoan, Ban tổ chức đã trao 20 giải A, 25 giải B và 20 giải C cho các đoàn tham gia liên hoan. Đoàn Lào Cai đã giành 2 giải A với các phần thi: Trình diễn trang phục Phù Lá: Rước dâu ngày xuân và trình diễn trang phục Mông xanh: Hội Giao duyên; 1 giải B với phần thi trình diễn trang phục Hà Nhì: Nhịp sống nơi đại ngàn. Lào Cai là 1 trong 3 đoàn có thành tích cao nhất, ghi dấu ấn sâu đậm khi có phần trình diễn ấn tượng ở nội dung này cùng với các tỉnh: Quảng Ninh và Hòa Bình, đồng thời, vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch.

https://baolaocai.vn/bai-viet/362331-lao-cai-gianh-2-giai-vang-1-giai-bac-tai-lien-hoan-trinh-dien-trang-phuc-truyen-thong-cac-dan-toc-thieu-so-viet-nam

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.

Trăm năm kể chuyện nghề Rèn