Nâng cao thu nhập từ sản xuất vụ đông

Những năm trước, ngành nông nghiệp đều phấn đấu sản xuất vụ đông hơn 10.000 ha, nhưng năm 2021, kế hoạch được giao chỉ còn 4.000 ha, còn lại người dân sản xuất an sinh sẽ không thống kê vào kế hoạch. Thực hiện kế hoạch, tổng diện tích cây trồng vụ đông hàng hóa, tăng vụ trên đất ruộng đạt 4.005 ha (thành phố Lào Cai 324 ha, Bát Xát 322 ha, Văn Bàn 1.089 ha, Bảo Yên 414 ha, Bảo Thắng 705 ha, Mường Khương 160 ha, Bắc Hà 360 ha, Si Ma Cai 431 ha, Sa Pa 200 ha), đạt 100,1% so với kế hoạch. So với những năm trước, kế hoạch sản xuất vụ đông giảm nhiều về diện tích nhưng tập trung theo hướng hàng hóa thay vì sản xuất an sinh như trước đây.
Nông dân Y Tý (Bát Xát) chăm sóc rau vụ đông.

Theo bà Nguyễn Thị Hà, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), ngành nông nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi từ nông nghiệp an sinh sang nông nghiệp hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm thì việc chuyển đổi trong vụ đông là cần thiết và phù hợp. Thực chất, diện tích cây vụ đông năm 2021 là diện tích sản xuất hàng hóa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm ổn định và nâng cao giá trị trên 1 ha đất canh tác.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, tổng sản lượng cây trồng vụ đông ước đạt hơn 57.000 tấn (47.600 tấn rau các loại, 5.100 tấn ngô, 2.800 tấn khoai lang, 1.500 tấn khoai tây) và 778.320 bông hoa (cúc, lay ơn). Tổng giá trị sản xuất cây trồng vụ đông đạt 569 tỷ đồng, giá trị bình quân đạt 142 triệu đồng/ha. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã linh hoạt trong hướng dẫn cơ cấu, lịch thời vụ, rải vụ đảm bảo sản lượng rau cung ứng đúng dịp khan hiếm, nâng cao giá trị cho người dân; các mô hình sản xuất có giá trị kinh tế được người dân lựa chọn mở rộng. Giá trị sản xuất vụ đông của một số địa phương tăng, đạt hơn 250 triệu đồng/ha, điển hình như thành phố Lào Cai và các huyện Bắc Hà, Bảo Thắng, thị xã Sa Pa…

Trước những khó khăn do giá vật tư nông nghiệp tăng, thị trường tiêu thụ hạn chế, ngành nông nghiệp đã hướng dẫn, chỉ đạo người dân tăng sử dụng các loại phân hữu cơ sẵn có tại địa phương; chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất và chuẩn bị vật tư nông nghiệp đầy đủ, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý (ưu tiên trồng các cây có củ, quả thuận tiện trong vận chuyển và bảo quản lâu dài như khoai tây, khoai lang, cà chua, su hào, củ cải... Bố trí trồng luân canh, xen canh, rải vụ các loại rau ăn lá, đầu tư chăm sóc để nâng cao năng suất, đảm bảo nguồn cung, hạn chế tình trạng dư thừa trong thời gian chính vụ. Bố trí trồng rau trong nhà lưới, nhà kính nhằm hạn chế thiệt hại trong sản xuất do thời tiết rét đậm, rét hại, sương muối… Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã ứng trước vật tư cho người dân ngay từ đầu vụ và bao tiêu sản phẩm.

Trong vụ đông năm 2021, các địa phương tập trung liên kết sản xuất với các đơn vị bao tiêu. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình tiếp tục tham gia liên kết sản xuất vụ đông với người dân, tổng diện tích sản xuất theo hướng liên kết đạt hơn 200 ha. Sản xuất theo “đơn đặt hàng”, chủ động đầu ra cũng đã góp phần không nhỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bà Nguyễn Thị Hà, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: Ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ tổ chức sản xuất, bố trí thời vụ, áp dụng biện pháp kỹ thuật, đến dự báo thị trường, liên kết tiêu thụ sản phẩm… kịp thời và hiệu quả. Sản lượng cây trồng vụ đông sản xuất ra đáp ứng nhu cầu thị trường, giá bán tăng so với cùng kỳ, không có tình trạng tồn đọng sản phẩm. Một điều rất quan trọng nữa là sự chủ động, tích cực vào cuộc của người dân trong sản xuất, người dân không trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Sản xuất vụ đông dần trở thành vụ sản xuất chính trong năm, từng bước mở rộng diện tích, đẩy mạnh liên kết sản xuất theo hướng hàng hóa, tập trung sản xuất các cây trồng có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định, giúp người dân nâng cao thu nhập và yên tâm sản xuất.

https://baolaocai.vn/bai-viet/353442-nang-cao-thu-nhap-tu-san-xuat-vu-dong

Theo Thúy Phượng/LCĐT

Tin Liên Quan

Các đơn vị, nhà máy sản xuất công nghiệp vận hành ổn định, an toàn

Theo tin từ Sở Công Thương, đến thời điểm này, các đơn vị, nhà máy sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vận hành ổn định, an toàn.

Giữ vững đà tăng trưởng ngành công nghiệp

Không khí thi đua lao động tại các công ty, nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn được duy trì khá sôi nổi, với quyết tâm hoàn thành sớm kế hoạch năm.

Lào Cai cần cơ cấu lại công nghiệp theo hướng "xanh", quy mô lớn và bền vững

Làm việc với tỉnh Lào Cai ngày 30/8 về triển khai hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại, quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản trên địa bàn, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị Lào Cai cần cơ cấu lại công nghiệp theo hướng "xanh", quy mô lớn và bền vững.

Gần 90 doanh nghiệp Việt Nam - Thái Lan tham gia kết nối giao thương

Sáng 29/8, trong khuôn khổ chương trình “Gặp gỡ Thái Lan” lần thứ 2 tại tỉnh Lào Cai, hơn 80 doanh nghiệp của Việt Nam đã tham gia chương trình kết nối giao thương với 9 doanh nghiệp Thái Lan hoạt động trong lĩnh vực spa, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và các sản phẩm sử dụng trong khu nghỉ dưỡng cao cấp.

Sản xuất ván bóc sôi động trở lại

Từ đầu năm đến nay, các cơ sở chế biến gỗ ván bóc trên địa bàn tỉnh nhận được nhiều đơn hàng với giá bán sản phẩm tăng so với trước. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi của ngành gỗ sau gần 2 năm trầm lắng.

Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào thị trường Trung Quốc

Sáng 6/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Tư vấn khoa học và Công nghệ SUTECH tổ chức Hội thảo hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật sang Trung Quốc theo Lệnh 248, 249.