Thương mại điện tử - cơ hội kinh doanh mới

Trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19, hoạt động kinh tế - xã hội của Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó có thương mại điện tử (TMĐT). Tuy nhiên đa số doanh nghiệp đã nỗ lực chuyển đổi số để nắm bắt cơ hội kinh doanh mới.
Ảnh minh họa (Nguồn: H.H) 

Tăng trưởng ấn tượng

Từ khi bắt đầu đợt dịch đầu tiên, đã có những lo ngại dịch bệnh sẽ tác động lớn tới đà tăng trưởng mạnh mẽ của TMĐT trong năm 2021 cũng như cả giai đoạn 5 năm tiếp theo 2021 – 2025. Tuy nhiên, diễn biến thực tế cho thấy bức tranh khá lạc quan. Báo cáo “Việt Nam: Thương mại điện tử tăng tốc sau COVID - 19” của Hiệp Hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) công bố ngay sau đợt dịch đầu tiên cho thấy sự xuất hiện làn sóng TMĐT với hai tín hiệu quan trọng. Tín hiệu thứ nhất là người tiêu dùng trực tuyến tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Tín hiệu thứ hai là số lượng thương nhân tham gia chuyển đổi số tăng mạnh.

Để nắm bắt những đặc điểm nổi bật của TMĐT trong đợt dịch thứ tư, tháng 10/2021, VECOM đã khảo sát nhanh gần 60 doanh nghiệp tiêu biểu liên quan tới TMĐT thuộc 5 lĩnh vực, bao gồm bán lẻ trực tuyến, logistics và hoàn tất đơn hàng, thanh toán, tiếp thị số, giải pháp kinh doanh số. Giai đoạn khảo sát từ tháng 6 tới tháng 9/2021.

Kết quả khảo sát cho thấy, trong khó khăn nghiêm trọng, TMĐT tiếp tục đứng vững và đã trải qua làn sóng thứ hai. Theo đó, số người tiêu dùng trực tuyến mới tiếp tục tăng lên và đông đảo người mua đã trở thành người tiêu dùng thông minh, thành thạo kỹ năng mua sắm trực tuyến hơn, thậm chí một bộ phận người tiêu dùng đã ưu tiên mua sắm trực tuyến so với mua sắm truyền thống.

Đặc điểm nổi bật là trong đợt dịch thứ tư nhiều người chưa từng mua sắm trực tuyến đã tiếp cận và sử dụng kênh này, đồng thời những người đã từng mua sắm trực tuyến thì mua sắm nhiều hơn. Đáng chú ý là nhóm người tuổi cao, hạn chế về kỹ năng và kiến thức công nghệ thông tin nhưng đã khá chủ động học các kỹ năng mua sắm online. Người tiêu dùng nói chung cũng tin tưởng hơn vào thương mại điện tử và duy trì thói quen mua sắm trực tuyến.

Khảo sát của VECOM cho thấy xu hướng này đối với người tiêu dùng còn rõ ràng hơn nữa trong đợt dịch thứ tư. Người tiêu dùng mới tham gia mua sắm trực tuyến tiếp tục tăng mạnh. Đồng thời họ cũng mua sắm trực tuyến nhiều loại hàng hoá và dịch vụ hơn.

Kết quả khảo sát 4 sàn TMĐT thuộc nhóm dẫn đầu Việt Nam cho thấy số lượng đơn hàng phát sinh trên sàn giai đoạn tháng 6 đến tháng 9 đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020 với tỷ lệ tăng trưởng trong khoảng từ 8% tới 50%. Thậm chí các đơn hàng cũng tăng từ 8% đến10% so với kế hoạch từ đầu năm.

Theo Báo cáo e-Conomy SEA 2021, trong ba đợt dịch COVID-19 đầu tiên từ đầu năm 2020 tới tháng 6/2021 khi đợt dịch thứ tư bắt đầu, Việt Nam đã có đến 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới với 55% trong số họ đến từ các khu vực không phải thành thị. Mức độ duy trì giữ ở mức cao khi tiêu dùng kỹ thuật số đã trở thành một lối sống – 97% người tiêu dùng mới vẫn đang sử dụng dịch vụ và 99% có ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai. Những người đã sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số trước đại dịch – đã sử dụng thêm trung bình 4 dịch vụ kể từ khi đại dịch xảy ra và mức độ hài lòng của hầu hết người dùng với các dịch vụ này đạt 83%.

Đẩy mạnh chuyển đổi số

Trong đợt dịch thứ tư hầu hết hoạt động bán hàng bị phong toả, thậm chí nhiều mặt hàng thiết yếu không được bán trực tiếp mà chỉ được bán trực tuyến. Trong hoàn cảnh đó, các thương nhân đã sử dụng nhiều công cụ số để có thể duy trì mối quan hệ với khách hàng, bán hàng online, bao gồm bán hàng trên các TMĐT, tại website hay ứng dụng di động của đơn vị và trên các mạng xã hội.

Đối với thương nhân tại Việt Nam, báo cáo e-Conomy SEA 2021 nêu cụ thể, 30% nhà bán hàng kỹ thuật số tin rằng họ không thể vượt qua đại dịch nếu không có các nền tảng kỹ thuật số. Tuy sử dụng trung bình 2 nền tảng kỹ thuật số, lợi nhuận vẫn là mối quan tâm hàng đầu của họ. Nhiều nhà bán hàng đang dùng các công cụ kỹ thuật số để thu hút khách hàng và 72% dự kiến sẽ tăng mức sử dụng các công cụ tiếp thị này trong 5 năm tới.

Ngoài việc tăng cường bán hàng trên các sàn TMĐT, nhiều thương nhân cũng đã tăng cường bán sản phẩm trên website của mình. Do nhu cầu hàng tiêu dùng thiết yếu của khách hàng trong đợt dịch thứ tư rất lớn nên kết quả kinh doanh trên website cũng có sự khác biệt rõ ràng giữa những thương nhân bán hàng thiết yếu với các thương nhân còn lại.

Kết quả khảo sát cho thấy nhóm website bán hàng thiết yếu có sự tăng trưởng khách hàng so với cùng kỳ năm 2020, tỷ lệ tăng trưởng trên 6%, thậm chí có thương nhân tăng trưởng khách hàng đến 100%. Với nhóm website bán hàng không thiết yếu, lượng khách hàng đều giảm với mức giảm trong khoảng từ 5% tới 95%...Tuy nhiên, TMĐT vẫn được xem là cơ hội kinh doanh đối với đa số doanh nghiệp đã nỗ lực chuyển đổi số để nắm bắt cơ hội kinh doanh mới.

https://dangcongsan.vn/kinh-te/thu%CC%9Bo%CC%9Bng-mai-die%CC%82n-tu-co-hoi-kinh-doanh-moi-603994.html

 

Theo dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.