Tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng nhìn từ dự án Ớt Mường Khương

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của Lào Cai có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt là thông qua các tiểu dự án sinh kế thuộc dự án giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2. Ngoài các loại cây trồng truyền thống, tỉnh đã có nhiều chính sách khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều loại cây trồng mới có tính hàng hoá đã được bà con nông dân trong tỉnh mạnh dạn đưa vào sản xuất từng bước góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác.
Trước đây, rủi ro về thị trường tiêu thụ nông sản là một yếu tố gây bức xúc cho nông dân, tình trạng “được mùa mất giá” hay “thương lái” ép giá khi thu mua nông sản khiến người sản xuất chịu nhiều thiệt thòi. Vấn đề đặt ra là cần có giải pháp để bảo vệ quyền lợi người dân. Từ yêu cầu đó, Ban quản lý dự án giảm nghèo giao đoạn 2 (WB2) huyện Mường Khương đã thực hiện vai trò vừa là chủ đầu tư, vừa là nhà bảo trợ, giúp nhà nông và nhà doanh nghiệp tìm được tiếng nói chung về quyền lợi, trách nhiệm trong quá trình liên kết sản xuất.
 
Được sự đồng ý của Ngân hàng thế giới (WB) và UBND huyện Mường Khương, trong vụ hè thu 2013, Ban quản lý dự án WB2 huyện Mường Khương đã triển khai dự án: “Liên kết  sản xuất và tiêu thụ Ớt đặc sản huyện Mường Khương” theo mô hình liên kết sản xuất, hợp đồng thu mua bao tiêu sản phẩm. Dự án được triển khai thí điểm tại 4 xã, Thanh Bình, Tung Chung Phố, Nấm Lư, Nậm Chảy và Hợp tác xã Kinh doanh tổng hợp huyện Mường Khương.
 

Trồng ớt đem lại thu nhập cao cho người dân huyện Mường Khương

Dự án triển khai thí điểm tại 577 hộ, tổng diện tích ớt vùng dự án là 45 ha. Giống Ớt được đưa vào gieo trồng là giống ớt địa phương, có năng suất và chất lượng cao đang được thị trường ưa chuộng. Kết quả cho thấy, cứ 1.000 m2 trồng Ớt, năng suất bình quân đạt 50 tạ/ha, với giá bán tại thời điểm hiện tại trên thị trường là 20.000 đồng/kg, sau khi kết thúc chu kỳ sản xuất, mỗi hộ sẽ có thu nhập bình quân 10 triệu đồng, cao gấp 3 lần so với trồng các loại cây trồng khác có cùng diện tích.
 
Khi ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ Ớt đặc sản Mường Khương người dân được Hợp tác xã Kinh doanh tổng hợp huyện Mường Khương hỗ trợ toàn bộ cây giống, phân bón. Bên cạnh đó Hợp tác xã còn cử cán bộ thường xuyên bám sát hiện trường chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trong suốt vụ. Sản phẩm được Hợp tác xã thu mua toàn bộ với giá dao động khoảng 20.000 - 25.000 đồng/kg như hiện nay nên người dân hoàn toàn yên tâm về đầu ra của sản phẩm.
 
Chị Lù Thị Liên, trưởng nhóm trồng Ớt thôn Tả Thền, xã Nấm Lư, huyện Mường Khương cho biết: Trước đây gia đình chị chỉ canh tác các loại cây trồng truyền thống như lúa, ngô, quy mô nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế không cao. Được sự động viên của chính quyền xã, cũng như nghe cán bộ của Ban quản lý dự án huyện tập huấn giới thiệu về cây ớt cùng cơ chế hỗ trợ, gia đình chị đã giành 3 sào để trồng Ớt. Theo chị Liên kỹ thuật trồng, chăm sóc Ớt có phức tạp và tốn nhiều công hơn so với những cây màu khác nhưng nhờ có cán bộ kỹ thuật của Hợp tác xã thường xuyên bám sát hiện trường hướng dẫn, chỉ đạo nên Ớt của các hộ dân ở đây đều sinh trưởng tốt.
 
Chứng kiến buổi thu mua Ớt tại xã Nấm Lư chúng tôi thấy người dân thực sự phấn khởi khi tham gia dự án này. Đến thời điểm Ớt chín Hợp tác xã thông báo trước ngày thu mua sản phẩm cho người dân, địa điểm thu mua được bố trí gần vùng sản xuất, thuận tiện cho xe ô tô vào thu mua và thuận lợi cho các hộ dân vận chuyển tập kết hàng hoá. Người dân đem ớt đến điểm thu mua được Hợp tác xã cân và thanh toán tiền mặt.
 
Việc tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng có nhiều lợi ích. Nông dân được hỗ trợ giống, vật tư, tiếp cận kỹ thuật canh tác tiên tiến, có thị trường tiêu thụ nông sản ổn định; doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu để phát triển sản xuất.
 
Những kết quả bước đầu của dự án “liên kết  sản xuất và tiêu thụ Ớt đặc sản huyện Mường Khương” không chỉ góp phần đưa một loại cây trồng truyền thống thành loại cây trồng mang tính hàng hoá, mà còn giúp nông dân làm quen với cách tổ chức sản xuất mới: “Sản xuất, tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng” đây là xu thế tất yếu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá./.
Giàng Mạnh Hùng

Tin Liên Quan

Ưu tiên đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, phấn đấu khởi công trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 18/9/2024 thành lập Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang thăm, động viên Nhân dân Làng Nủ

Sáng 18/9, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã đi thăm, động viên Nhân dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên) và các lực lượng đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn tại đây.

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương).

Chuyển 46 tỷ đồng hỗ trợ các huyện, thị xã khắc phục hậu quả thiên tai

Ban Vận động cứu trợ tỉnh vừa quyết định chuyển 46 tỷ đồng tại Kho bạc Nhà nước tỉnh do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh quản lý đến Ban Vận động cứu trợ các huyện, thị xã để khắc phục hậu quả thiên tai sau cơn bão số 3.

Câu lạc bộ Lào Cai 1 đứng thứ 5 chung cuộc Giải vô địch Taekwondo các câu lạc bộ quốc gia 2024

Chiều 18/9, tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh đã diễn ra Lễ bế mạc Giải vô địch Taekwondo các câu lạc bộ quốc gia - Cúp Đại sứ Hàn Quốc 2024.

Chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng của thiên tai theo quy định của pháp luật về thuế

Để cùng chung tay kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, người nộp thuế nhanh chóng khắc phục hậu quả sau mưa lũ, Cục Thuế tỉnh Lào Cai thông tin một số nội dung liên quan đến miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng của thiên tai theo quy định của pháp luật về thuế (Căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày...