HSBC dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2022 ở mức 6,5%

Trong Báo cáo “Vietnam at a glance - Kết thúc có hậu cho một năm khó khăn”, các chuyên gia Ngân hàng HSBC kỳ vọng Việt Nam lấy lại đà tăng trưởng vững vàng ở mức 6,5% trong năm 2022.
(Ảnh minh họa).

 

Các chuyên gia của HSBC cũng đưa ra dự báo lạm phát của Việt Nam sẽ tăng 2,7% vào năm 2022, thấp hơn mức trần 4% của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

“Khi các hoạt động kinh tế trở lại bình thường trong năm 2022, chúng tôi kỳ vọng áp lực về giá sẽ bắt đầu có tác động nhưng mức độ phải trong tầm kiểm soát. Trong bối cảnh lạm phát ít khả năng là một mối bận tâm lớn của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2022, tình hình thị trường bất động sản có thể thu hút nhiều sự quan tâm hơn”, chuyên gia HSBC nhấn mạnh.

Nhận định về quý 4/2021, chuyên gia HSBC ví von đây là “cú quay xe” đầy bất ngờ.

HSBC phân tích tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 4/2021 tăng mạnh mẽ 5,8% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức dự báo tăng trưởng của thị trường (HSBC: 3,8%; Bloomberg: 3,9%). Nhờ vậy, tăng trưởng GDP cả năm đạt 2,6% trong 2021. Con số này phản ánh một kết quả tích cực trong một năm quá nhiều thách thức dù đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 30 năm qua.

Hoạt động sản xuất phục hồi tích cực cũng phản ánh sự cải thiện trong lĩnh vực xuất khẩu. Sau giai đoạn giãn cách nghiêm ngặt trong quý 3, xuất khẩu của Việt Nam đã phục hồi nhanh chóng, tăng gần 19% trong quý 4 so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, xuất khẩu dệt may và da giày mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề nhưng cũng đã lấy lại phong độ như thời điểm trước khi xuất hiện biến chủng Delta. Tính chung cả năm 2021, xuất khẩu Việt Nam tăng 19% nhờ xuất khẩu điện tử và máy móc, cho thấy nhu cầu trên thế giới vẫn gia tăng và chuỗi cung ứng ổn định ở phía bắc nơi hội tụ các tập đoàn công nghệ lớn.

“Khép lại năm 2021, Việt Nam phục hồi vững vàng sau giai đoạn ‘chạm đáy’ tồi tệ nhất, chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ sớm lấy lại đà tăng trưởng vững vàng trên mọi mặt. Một mặt, sản xuất và xuất khẩu kỳ vọng sẽ tiếp tục vị thế dẫn đầu, một phần là nhờ những cam kết FDI ổn định. Mặt khác, nhu cầu trong nước nhiều khả năng sẽ phục hồi thêm khi các biện pháp hạn chế hiện tại dần được gỡ bỏ và thị trường lao động phục hồi. Sau 2 năm tăng trưởng chậm lại, chúng tôi kỳ vọng Việt Nam sẽ tăng tốc tăng trưởng lên 6,5% trong năm 2022. Chính phủ cũng đã đặt mục tiêu GDP năm 2022 tăng 6,5-7%, tương đương với tốc độ tăng trưởng trước đại dịch”, chuyên gia HSBC nhấn mạnh.

Mặc dù vậy, HSBC tin rằng đại dịch vẫn là rủi ro lớn nhất đối với tăng trưởng của Việt Nam. Sau khi “chạm đáy” trong tháng 11/2021, số ca nhiễm mới mỗi ngày của Việt Nam đã tăng cao trở lại. Kết quả của “trận chiến” ứng phó với đợt bùng dịch thứ năm của Việt Nam sẽ quyết định tốc độ phục hồi của nhu cầu trong nước và hoạt động đi lại quốc tế. Tuy nhiên, không giống như năm 2020, Việt Nam tại thời điểm hiện tại đã triển khai tốt chương trình tiêm chủng, giúp Chính phủ có thể linh hoạt hơn giữa 2 mục tiêu là bảo vệ sức khỏe người dân và hồi sinh nền kinh tế.

https://nhandan.vn/nhan-dinh/hsbc-du-bao-tang-truong-cua-viet-nam-nam-2022-o-muc-6-5--682118/

 

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.