Văn hóa hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam

Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc; hình thành nên những giá trị văn hóa Việt Nam cao đẹp, bền vững.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban
Tuyên giáo Trung ương báo cáo tại Hội nghị.

Sau 35 năm đổi mới đất nước, việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng. Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác văn hóa tiếp tục được đổi mới, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, kết luận về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Một số chuẩn mực tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của con người thời đại mới đã được đưa vào các văn bản pháp luật; vào quy ước, hương ước làng, xã; vào quy chế, quy định, nội dung, quy tắc của cơ quan, đơn vị, tổ chức. Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tính tích cực xã hội của nhân dân về cơ bản được phát huy. Các phong trào thi đua yêu nước được đẩy mạnh. Các tầng lớp xã hội quan tâm hơn đến giáo dục con người toàn diện. Từng bước hình thành nếp sống văn minh, tác phong công nghiệp; tính chuyên nghiệp, hiệu quả; đề cao, tôn trọng con người. Dân chủ xã hội từng bước được mở rộng và phát huy cùng với quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu đã làm cho con người Việt Nam đổi mới tư duy, năng động, sáng tạo hơn, có nhiều cơ hội tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa từng bước được nâng cao.Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật, tạo cơ sở pháp lý xây dựng và phát triển văn hóa, con người. Chính phủ ban hành một số đề án đào tạo, bồi dưỡng tài năng và nguồn nhân lực văn hóa, nghệ thuật, thể thao. Việc đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và tập huấn nâng cao chất lượng nhân lực cho hoạt động văn hóa đã được quan tâm. Các hoạt động xã hội hóa trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ tạo thêm không gian, điều kiện, nguồn lực, nhân lực để phát triển văn hóa.

Nhân dân các vùng, miền, dân tộc, tôn giáo đóng góp sức người, sức của, tổ chức các hoạt động văn hóa, xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trên địa bàn. Thu hút nguồn vốn của người Việt ở nước ngoài, của các tổ chức xã hội, các cá nhân cho phát triển văn hóa, con người. Việc đầu tư nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn xây dựng cơ sở lý luận, dự báo xu hướng phát triển văn hóa, con người Việt Nam có nhiều tiến bộ. Nhà nước đã ban hành một số văn bản tạo cơ sở pháp lý từng bước phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường văn hóa. Công tác bảo hộ quyền tác giả, sở hữu trí tuệ có bước tiến mới.

Xây dựng môi trường văn hóa đạt được một số kết quả tích cực. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Cuộc vận động “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xây dựng nếp sống và văn hóa ứng xử nơi công cộng” có kết quả rõ rệt. Sự liên kết, phối hợp của ba lĩnh vực gia đình - nhà trường - xã hội trong xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách cho giới trẻ tiếp tục được phát huy.

35 năm qua, nhiệm vụ bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc có chuyển biến tích cực, tạo cơ chế xử lý hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội; huy động được nhiều nguồn lực giữ gìn di sản văn hóa truyền thống, nhất là một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một (hát xoan, ca trù, tuồng, chèo, cải lương...).Bước đầu gắn kết hiệu quả giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch, đưa du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng. Nhiều di sản văn hóa được vinh danh. Hệ thống bảo tàng tiếp tục được mở rộng.

Quyền tự do sáng tạo gắn với trách nhiệm xã hội của các văn nghệ sĩ được tôn trọng và đảm bảo. Nhà nước tiếp tục các chính sách hỗ trợ sáng tác, phong tặng danh hiệu nhà nước, giải thưởng văn học, nghệ thuật, trợ cấp đời sống, quỹ nhà ở xã hội đối với văn nghệ sĩ, trí thức tiêu biểu. Quan tâm đúng mức việc đoàn kết, khích lệ các văn nghệ sĩ, trí thức gốc Việt ở ngoài nước hướng về Tổ quốc. Công tác phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng tài năng trẻ được coi trọng, xuất hiện nhiều tài năng trẻ trên các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Công tác lý luận và phê bình văn hóa, văn nghệ từng bước đổi mới, quan tâm tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, bồi dưỡng lực lượng trẻ, đề cao hoạt động phê bình, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và bản sắc văn hóa dân tộc.

Báo chí, truyền thông, xuất bản là vũ khí tư tưởng, văn hóa sắc bén của Đảng, Nhà nước tích cực tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và là diễn đàn của các tầng lớp nhân dân. Việc quản lý các loại hình thông tin trên Internet, mạng xã hội, truyền thông số có nhiều chuyển biến, góp phần xây dựng văn hóa và con người Việt Nam trước yêu cầu mới.

Việc xây dựng văn hóa trong chính trị được triển khai gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Xây dựng văn hóa trong kinh tế bước đầu có chuyển biến về nhận thức và hành động. Bản sắc, giá trị văn hóa, con người Việt Nam tiếp tục được kế thừa, phát huy cao độ khi đất nước gặp khó khăn, thử thách do thiên tai, dịch bệnh, nhất là đại dịch COVID-19 từ cuối năm 2019 đến nay. Đã có hàng trăm ngàn tỷ đồng được quyên góp để hỗ trợ các địa phương và người dân gặp khó khăn từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp, các đoàn thể, cơ quan, đơn vị, các doanh nhân và nhà hảo tâm. Nhiều công trình, tác phẩm văn hóa, văn nghệ ra đời để động viên, khích lệ, tôn vinh các tập thể, cá nhân tiêu biểu; nhiều đơn vị văn hóa, văn nghệ, các văn nghệ sĩ đã hăng hái đi vào vùng tâm dịch để gửi hàng cứu trợ, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, triển lãm, hỗ trợ ngành y.

35 năm qua chúng ta cũng đã tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các nước, thực hiện đa dạng hóa các hình thức văn hóa đối ngoại, thu được kết quả rõ rệt cả về bề rộng lẫn chiều sâu, song phương và đa phương, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới, thúc đẩy hội nhập, giao lưu quốc tế về văn hóa.

Quan điểm xây dựng văn hóa của Đảng chưa thực sự thấm sâu trong các tầng lớp nhân dân

Mặc dù đạt được rất nhiều kết quả quan trọng, nhưng qua 35 năm đổi mới, việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam còn không ít hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Quan điểm xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp chưa được triển khai mạnh mẽ, chưa thật sự thấm sâu trong các tầng lớp xã hội. Những năm qua (khi chưa có đại dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam), kinh tế liên tục tăng trưởng cao, đời sống vật chất nâng lên nhưng đời sống văn hóa tinh thần chưa phát triển tương xứng, một số mặt yếu kém, tiêu cực chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, thậm chí gia tăng.

Việc quán triệt và thực hiện đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng về văn hóa có lúc, có nơi chưa đạt yêu cầu đề ra. Cấp ủy ở không ít nơi chưa thực sự quan tâm đầy đủ đến các chủ trương, đường lối, quan điểm, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa, con người, nhất là ở các đơn vị kinh tế. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, bước đầu được ngăn chặn, nhưng chưa bị đẩy lùi một cách đáng kể. Một số mặt đạo đức xã hội có biểu hiện xuống cấp nghiêm trọng, lối sống thực dụng, hưởng thụ vật chất, khoảng cách giàu - nghèo, phân hóa xã hội đã và đang ảnh hưởng không tốt đến giáo dục lý tưởng, đạo đức, nhân cách con người. Nạn tham nhũng; Lợi dụng văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh (xây đền, chùa, tổ chức lễ hội...) để kiếm tiền, trục lợi, truyền bá mê tín dị đoan; Giá trị văn hóa truyền thống bị mai một, biến tướng, cái xấu lấn át cái tốt; Gian lận, dối trá, đạo đức giả, bệnh thành tích; Nạn quan liêu, cửa quyền; Lối sống cá nhân, ích kỷ, thực dụng, vô cảm với cộng đồng, xã hội vẫn tồn tại và đang là mối lo của toàn xã hội.

Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, nhất là ở cơ sở còn yếu và thiếu, dẫn đến những hạn chế, lúng túng, bị động trong tham mưu, xử lý những vấn đề nảy sinh.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Công tác tuyên truyền, vận động xây dựng văn hóa, con người chưa thường xuyên, liên tục, có chiều sâu. Nhận thức về đường lối, quan điểm, nghị quyết, chỉ thị của Đảng về phát triển văn hóa, xây dựng con người có lúc, có nơi chưa đầy đủ, thiếu sâu sắc. Việc quán triệt, tổ chức thực hiện nghị quyết, chính sách ở nhiều nơi còn mang tính hình thức. Nhiều cơ quan thông tin đại chúng chưa thật coi trọng tuyên truyền về lĩnh vực này, chưa có chuyên trang, chuyên mục về xây dựng văn hóa và con người. Cá biệt, có một số đơn vị tham gia sản xuất, nhập khẩu, quảng bá các sản phẩm, chương trình văn hóa kém chất lượng, ngoại lai, hời hợt, “câu khách” tác động xấu đến công chúng, nhất là giới trẻ.

Nhận thức, hành động của xã hội về vai trò, vị trí của văn hóa, con người trong phát triển bền vững đất nước có lúc, có nơi còn chưa sâu, văn hóa chưa thật sự được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong chủ trương, đường lối, quan điểm, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về văn hóa chưa được nhận thức đầy đủ, thấm sâu vào đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân.

https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/van-hoa-hun-duc-nen-tam-hon-khi-phach-ban-linh-viet-nam-597917.html

Theo dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.