Bảo Yên bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc

Trang phục truyền thống luôn chứa đựng những giá trị nhân văn, nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc. Nhận thức rõ vấn đề này, thời gian qua, huyện Bảo Yên đã có nhiều cách làm sáng tạo để giữ gìn, phát huy giá trị trang phục truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện.
Bảo Yên khuyến khích người dân giữ gìn nét đẹp trang phục truyền thống.

Với 11 dân tộc cùng sinh sống, huyện Bảo Yên có sự đa dạng về truyền thống văn hóa, đặc biệt là trang phục của một số dân tộc rất ít người. Để lưu giữ nét đẹp văn hóa, từ năm 2019, huyện Bảo Yên đã chủ trương đưa trang phục truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện vào các công sở, trường học, góp phần triển khai hiệu quả Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năn 2020” của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu của Đề án là bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt chú trọng địa bàn các dân tộc có nguy cơ biến dạng văn hóa cao (các dân tộc rất ít người không có điều kiện tự bảo vệ văn hóa của mình); tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số.

Trường THCS xã Nghĩa Đô với đa số học sinh là người dân tộc Tày. Đây không chỉ là cái nôi đào tạo học sinh dân tộc thiểu số chất lượng, mà còn được biết đến như là nơi giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống. Từ những bản làng xa xôi, khi về trường học tập, các em mang theo cả những nét văn hóa riêng của dân tộc mình, trong đó có những bộ trang phục truyền thống độc đáo. Với mong muốn giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa của người Tày, Trường THCS xã Nghĩa Đô đã vận động mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh là người dân tộc thiểu số có ít nhất 1 bộ trang phục truyền thống mặc ngày thứ 2 đầu tuần và các dịp lễ, tết. Nhà trường còn tổ chức các buổi ngoại khóa với chủ đề: “Học sinh với trang phục dân tộc”, mời các nghệ nhân, người am hiểu văn hóa Tày đến truyền dạy. Từ đó, khơi dậy niềm tự hào, lưu giữ văn hóa của học sinh.

Học sinh Trường THCS xã Nghĩa Đô mặc trang phục truyền thống vào thứ Hai hằng tuần và dịp lễ, tết.

Em Lương Thị Ánh, dân tộc Tày, học sinh lới 8A, Trường THCS xã Nghĩa Đô tâm sự: Em rất vui và tự hào khi được mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình. Bộ trang phục của em được bà nội chăm chút từng đường kim, mũi chỉ, phù hợp và thuận tiện cho việc học tập, vui chơi của em. Em và các bạn trong lớp đều hưởng ứng mặc trang phục của người Tày khi nhà trường phát động.

Chủ trương khuyến khích cán bộ, giáo viên, học sinh mặc trang phục dân tộc là điểm nhấn trong việc giữ gìn, phát huy giá trị trang phục truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện Bảo Yên. Hiện nhiều trường tiểu học, THCS, THPT của huyện, nhất là các trường dân tộc nội trú, đã đưa nội dung mặc trang phục truyền thống vào trường học. Các trường vận động, khuyến khích học sinh mặc trang phục truyền thống dân tộc ít nhất 1 buổi/tuần và vào các ngày lễ truyền thống của dân tộc mình.

Đồng chí Nguyễn Đình Quy, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Nghĩa Đô cho biết: Việc mặc trang phục truyền thống được triển khai từ đội ngũ lãnh đạo đến cán bộ, công chức xã. Mặc trang phục truyền thống đến công sở góp phần khơi dậy tinh thần đoàn kết, xóa bỏ khoảng cách giữa cán bộ với người dân, tạo hiệu ứng tích cực trong công việc và đặc biệt là công tác dân vận tại địa phương.

Từ năm 2019 đến nay, Nghĩa Đô và Việt Tiến là 2 xã thí điểm triển khai đưa trang phục truyền thống dân tộc vào công sở, trường học. Với những hiệu ứng tích cực, nhiều địa phương trên địa bàn huyện Bảo Yên cũng đang triển khai chủ trương này.

https://baolaocai.vn/bai-viet/349292-bao-yen-bao-ton-trang-phuc-truyen-thong-dan-toc

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.