Làng người Giáy ở Bát Xát

Một làng của người Giáy ở Bát Xát có khoảng từ 50 tới 100 nóc nhà hoặc hơn. Người Giáy luôn sống chan hoà với nhau, mọi người cùng làm cùng ăn, rất ít khi có chuyện xích mích tranh giành, phân biệt với các dân tộc khác.



Làng định cư người Giáy Bát Xát.

 
Chọn khu vực định cư với người Giáy phải có yếu tố đầu tiên là nguồn nước. Có nước thì con người mới sinh sống và trồng lúa nước được, có nhiều bãi đất phẳng để làm ruộng. Khi có đủ những yếu tố kinh tế thì làng không thể thiếu yếu tố tâm linh, đó là vị thế của làng. Vị thế của làng phải là vùng đất lành, luôn tạo cho con người một cảm nhận bình yên, nơi có núi để tựa lưng phía sau, phía trước có những bãi đất bằng phẳng, không che khuất tầm nhìn, những khu vực đạt yêu cầu như vậy sẽ được người Giáy chọn để lập làng.

Các làng của người Giáy sống gần nhau, một khu vực thường có 3 tới 4 làng, các làng phân tách nhau bởi cánh đồng, ngọn đồi, con suối. Mỗi làng có một rừng cấm, nơi đây cúng thánh thần của làng, ban lộc cho dân làng, rừng cấm cúng hai lần trong năm vào tháng 3 và tháng 7. Những nóc nhà trong làng thường nằm chụm lại với nhau, có một trục đường chính để đi lại, thông thường các làng có cổng làng.

Vào trong làng dân tộc Giáy, ngày xưa chỉ có người Giáy, nhưng ngày nay có sự xen cư của nhiều dân tộc khác như: Dao, Mông... Do đó mà trong làng có nhiều mối quan hệ khác nhau, những mối quan hệ ruột thịt, anh chị em sinh sống cùng nhau, có tách ra ở riêng cũng quây quần lại gần nhau. 
 
Trong lễ cúng rừng hoặc cúng thần đất, cả làng thường kiêng kỵ trong ba ngày cấm bang, không ai được làm việc. Người ta cúng thần thổ địa vào ngày mùng 2 tháng 2 âm lịch. Dân làng thờ thần thổ địa trên những mảnh đất rộng, thoáng. Vì là nơi linh thiêng, nên thường là thờ gần một gốc cây to hoặc một tảng đá lớn.

Với thần thổ địa của gia đình hay một xóm nào đó thì người ta tự quy định ngày cúng tế và có lễ cúng đơn giản dâng lên và không có cấm kỵ gì. Mỗi làng Giáy đều có những quy định riêng về các mối quan hệ, về việc làng, phong tục… như quy định về sử dụng nguồn nước, sau là cây rừng, đất đai chăn thả gia súc...

Ở Lào Cai, ngày xưa có rất ít làng có nhiều tộc người cùng cư trú, cho nên làng của tộc người nào thì mang đậm bản sắc văn hoá của tộc người đó. Tuy nhiên, có một số làng Giáy ở gần tộc người khác như người Tày, người Nùng, người Mông, người Dao… thì các mối quan hệ xã hội, luật lệ có sự giao thoa cùng phát triển, hoà nhập để loại bỏ những hủ tục không phù hợp và phát huy bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc./.
(Theo baolaocai.vn)

Tin Liên Quan

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.

Trăm năm kể chuyện nghề Rèn