Phát triển Khu du lịch quốc gia Sa Pa mang tầm cỡ quốc tế

Sa Pa, vùng đất dưới chân dãy Hoàng Liên làm say đắm lòng người được các nhà địa chất người Pháp phát hiện trong một chuyến khảo sát trắc địa vào mùa đông năm 1903. Trải qua một hành trình gần 120 năm, Sa Pa từ một trạm nghỉ dưỡng nhỏ trên cao nguyên Lồ Súi Tổng phát triển thành Khu du lịch quốc gia mang đẳng cấp quốc tế.

Khu du lịch quốc gia Sa Pa (Ảnh minh họa). 

Với những lợi thế sẵn có và thương hiệu đã được khẳng định, du lịch Sa Pa những năm qua đã có những bước phát triển đột phá, là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam đối với du khách trong và ngoài nước.

Năm 2019, Khu du lịch quốc gia Sa Pa đã đón 3,5  triệu lượt khách, trong đó có trên 450 nghìn lượt khách du lịch quốc tế. Năm 2020, mặc dù ảnh hưởng rất nặng nề từ dịch bệnh Covid-19 nhưng Sa Pa vẫn đón trên 1,2 triệu lượt khách.

Hiện Sa Pa có trên 690 cơ sở lưu trú, 340 homestay, 320 nhà hàng lớn nhỏ và 18 đơn vị kinh doanh lữ hành đang hoạt động. Nhiều dự án trọng điểm đã và đang được đầu tư tại Sa Pa như: Quần thể khu vui chơi giải trí cáp treo Fansipan, Khách sạn Grand Royal Sa Pa, Sa Pa Jade Hill, Khu quần thể thương mại dịch vụ khách sạn Accor Sa Pa, Làng du lịch Sa Pa… Các nhà đầu tư chiến lược lớn đến với Sa Pa như Sungroup, Vingroup, Bitexco, Contrexim, Anpha Nam, Sa Pa Land, tập đoàn Thiên Minh thông qua nhiều dự án đang được triển khai như Khu du lịch sinh thái Tả Phìn, Condotel Sun Group và Sun Premien Village Sa Pa,  Dự án nông nghiệp công nghệ cao VinEco – Sa Pa, dự án Resort Sencoin, Công viên văn hóa Mường Hoa, Khu du lịch sinh thái Việt Nhật… với tổng mức đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Đề án số 03 phát triển văn hóa, du lịch giai đoạn 2021 - 2025 đã xác định du lịch là đột phá, trong đó trọng tâm là phát triển Khu du lịch quốc gia Sa Pa mang tầm cỡ quốc tế, là điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện.

Mục tiêu đặt ra cho du lịch Sa Pa đến năm 2025 đón 5,8 triệu lượt khách, trong đó có 1 triệu lượt khách quốc tế; tổng thu từ hoạt động du lịch đạt 27.000 tỷ đồng; thương hiệu và hình ảnh Khu du lịch Quốc gia Sa Pa đạt tiêu chuẩn "Đô thị du lịch sạch ASEAN".

Những mục tiêu đó hoàn toàn mang tính khả thi dựa trên những điều kiện thuận lợi như nguồn tài nguyên du lịch đa dạng và còn nguồn lực khai thác lớn; khả năng mở rộng không gian phát triển du lịch còn rộng lớn; kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện tăng cường khả năng kết nối với các trung tâm du lịch lớn trong nước, quốc tế, đặc biệt là với việc triển khai dự án đường cao tốc nối lên Sa Pa, cảng hàng không Sa Pa; thương hiệu Sa Pa – Fansipan vẫn luôn là điểm đến thu hút đối với du khách. Và để đạt những mục tiêu đó, Sa Pa cần duy trì và giữ vững 7 tiêu chí đối với Khu du lịch quốc gia đồng thời với việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Trước hết cần có quy hoạch, chính sách thúc đẩy Khu du lịch phát triển với các tiêu chí, tiêu chuẩn đạt chuẩn ASEAN và quốc tế. Trên cơ sở Quyết định số 1845 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể Khu du lịch quốc gia Sa Pa, cần triển khai quy hoạch chi tiết, điều chỉnh các phân khu chức năng theo địa giới hành chính, quy hoạch đô thị du lịch Y Tý – Bát Xát gắn với khu du lịch quốc gia Sa Pa. Cùng với đó là đề xuất các cơ chế đặc thù cho Khu du lịch Quốc gia Sa Pa về đầu tư hạ tầng, bộ máy quản lý. Xây dựng bộ tiêu chí nâng cao năng lực cạnh tranh cấp khu vực (SCI – Sapa Competitiveness Index), bộ tiêu chí nâng cao hiệu quả quản trị, hành chính công (SAPI - Sapa Governance and Public Administration Performance Index) cho Khu du lịch quốc gia Sa Pa. Áp dụng tiêu chí "Thành phố du lịch sạch ASEAN" trong quản lý để tiến tới Khu du lịch Quốc gia Sa Pa được công nhận danh hiệu "Thành phố du lịch sạch ASEAN".

Tiếp tục đầu tư, thu hút đầu tư và đưa vào khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển Khu du lịch quốc gia Sa Pa. Đó là hệ thống kết cấu hạ tầng lớn như Cảng hàng không Sa Pa, đường nối cao tốc Nội Bài – Lào Cai đến Sa Pa và đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đường sắt tốc độ cao khổ 1,435m Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Ngoài ra, đầu tư hệ thống đường giao thông kết nối Khu du lịch Sa Pa với các địa phương khác trong tỉnh; hệ thống đường giao thông kết nối các phân khu du lịch thuộc Khu du lịch quốc gia với nhau.

Đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch và các dịch vụ hỗ trợ khách du lịch thông qua việc nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có; đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện và hoàn thành các dự án lớn và tiếp tục thu hút các dự án đầu tư lớn khác; xây dựng và hoàn thiện hạ tầng viễn thông, điện, nước, dịch vụ tài chính phục vụ khách du lịch; cải thiện, nâng cấp dịch vụ vệ sinh môi trường; nâng cấp Nhà du lịch Sa Pa trở thành Nhà du lịch cấp vùng theo tư vấn của chuyên gia vùng Nouvelle Aquitaine (CH Pháp), xây dựng Nhà du lịch Sa Pa trở thành “Trái tim xanh”, điểm đến ấn tượng của Khu du lịch quốc gia.

Tập trung phát triển sản phẩm du lịch Khu du lịch quốc gia Sa Pa đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế. Đó là các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng núi khai thác đặc trưng khí hậu của Sa Pa; chuỗi sản phẩm đặc thù “Sa Pa - Vùng đất của sự trải nghiệm và tìm hiểu văn hóa truyền thống” và “Sa Pa - xứ sở của các chương trình du lịch đi bộ dã ngoại  và thể thao mạo hiểm hấp dẫn”; các khu, điểm du lịch cộng đồng theo tiêu chuẩn ASEAN gắn với đặc trưng văn hóa các dân tộc thiểu số; các sản phẩm du lịch gắn với thương hiệu riêng của Khu du lịch quốc gia Sa Pa như Lễ hội Chợ tình Sa Pa, trải nghiệm ruộng bậc thang Sa Pa – Thề Pả (Bát Xát) mùa nước đổ, mùa lúa chín…

Ngoài ra, cần ưu tiên tập trung phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch đáp ứng yêu cầu quản lý du lịch quốc tế; thu hút nguồn nhân lực quản lý, lao động trực tiếp có trình độ cao đạt tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam và tiêu chuẩn nghề ASEAN. Tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch với ưu tiên xúc tiến tại các thị trường nước ngoài, ứng dụng tối đa công nghệ 4.0, xây dựng và thực hiện chiến lược quảng bá thương hiệu Fansipan – Sa Pa.

Một khu du lịch mang trong mình lịch sử hàng trăm năm, một đô thị du lịch mới, giàu bản sắc văn hóa các dân tộc và phát triển theo hướng hiện đại mang tầm cỡ quốc tế, điểm đến an toàn, hấp dẫn, độc đáo là những gì mà du lịch Sa Pa đã và đang hướng đến./.

Tố Loan

Tin Liên Quan

Động lực để Lào Cai vươn lên sau bão lũ

Trong những ngày qua, hoàn lưu bão số 3 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉnh Lào Cai. Giữa những đau thương và khó khăn bộn bề ấy, tỉnh Lào Cai nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chung tay ủng hộ của cả xã hội.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh: Nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn trân quý, khắc ghi sự sẻ chia của đồng bào cả nước

Những ngày qua, Ban Vận động cứu trợ tỉnh với cơ quan thường trực là Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận sự ủng hộ rất lớn về tiền và vật chất từ nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tình cảm đặc biệt, nghĩa cử cao đẹp ấy luôn được...

Ưu tiên đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, phấn đấu khởi công trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 18/9/2024 thành lập Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang thăm, động viên Nhân dân Làng Nủ

Sáng 18/9, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã đi thăm, động viên Nhân dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên) và các lực lượng đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn tại đây.

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương).

Chuyển 46 tỷ đồng hỗ trợ các huyện, thị xã khắc phục hậu quả thiên tai

Ban Vận động cứu trợ tỉnh vừa quyết định chuyển 46 tỷ đồng tại Kho bạc Nhà nước tỉnh do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh quản lý đến Ban Vận động cứu trợ các huyện, thị xã để khắc phục hậu quả thiên tai sau cơn bão số 3.