Đề xuất tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động

Tại dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất: Việc phân loại điều kiện lao động phải dựa trên kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động và kết quả đánh giá xác định điều kiện lao động theo phương pháp quy định.
Ảnh minh họa

Cụ thể, về loại điều kiện lao động, dự thảo nêu rõ: Người lao động làm nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm là người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III.

Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV.

Người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI.

5 bước đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động

Theo dự thảo, thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro theo quy trình hướng dẫn của Tổ chức Lao động Quốc tế gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định các yếu tố nguy hiểm, có hại liên quan đến nghề, công việc cần đánh giá;

Bước 2: Xác định những người làm nghề, công việc được đánh giá có thể bị ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào;

Bước 3: Đánh giá rủi ro – Xác định mức độ và quyết định các biện pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động;

Bước 4: Xác định người chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro và khung thời gian thực hiện;

Bước 5: Ghi lại những phát hiện, giám sát và rà soát việc đánh giá nguy cơ rủi ro và cập nhật khi có sự thay đổi.

Đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu

Dự thảo Thông tư quy định đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động. Trong đó, chỉ tiêu về điều kiện lao động gồm 3 nhóm:

A- Nhóm yếu tố đánh giá về vệ sinh môi trường lao động: Vi khí hậu, áp lực không khí, nồng độ hơi khí độc, nồng độ bụi, tiếng ồn, rung xóc, điện từ trường, bức xạ ion hóa, tiếp xúc với sinh vật có hại;

B- Nhóm yếu tố đánh giá tác động về tâm sinh lý lao động: Mức tiêu hao năng lượng cơ thể, biến đổi hệ tim mạch khi làm việc, mức chịu tải của cơ bắp khi làm việc, căng thẳng thị giác, độ căng thẳng chú ý và mệt mỏi thần kinh…;

C- Nhóm yếu tố đánh giá về Ecgônômi - tổ chức lao động: Vị trí, tư thế lao động và đi lại trong ca làm việc, chế độ lao động…

Thang điểm để đánh giá mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của từng yếu tố là thang điểm 6. Mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm càng lớn thì điểm càng cao.

Kết quả đánh giá, phân loại điều kiện lao động là kết quả tổng hợp của việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và kết quả đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động.

http://baochinhphu.vn/Chinh-sach-moi/De-xuat-tieu-chuan-phan-loai-lao-dong-theo-dieu-kien-lao-dong/442937.vgp

Theo Báo Chính phủ

Tin Liên Quan

Sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công

Chính phủ ban hành Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa

Ngày 11/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

CHÍNH THỨC giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 109/2024/NĐ-CP ngày 29/8/2024 quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi sơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước.

Luật Đất đai 2024: Cơ hội thu hút đầu tư vào nông nghiệp xanh

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 đang tạo ra những bước ngoặt mang tính đột phá cho sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam. Những điểm mới của luật cũng đã “cởi trói” về mặt phát lý cho phân khúc bất động sản trong nông nghiệp. Đặc biệt, mở ra nhiều cơ hội để các dự án, mô hình...

Quy định hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Việc hỗ trợ đất đai đối với cá nhân là người dân tộc thiểu số được quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Đất đai.