Chia sẻ khó khăn, hỗ trợ thiết thực cho người dân cùng vượt qua đại dịch

Những ngày qua, “hàng thiết yếu” là từ khóa được rất nhiều người quan tâm. Và 2 ngày gần đây, từ khóa này lại được nhắc đến nhiều hơn khi Chính phủ liên tiếp có chỉ đạo giảm giá điện, nước, viễn thông cho người dân gặp khó khăn do giãn cách xã hội.

Bên cạnh cấp tiền hỗ trợ người dân, chính sách giảm tiền điện, nước, viễn thông giúp người dân bớt khó khăn do dịch COVID-19 - Ảnh: Người dân quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Ngay sau Chính phủ liên tiếp ban hành các văn bản yêu cầu giảm tiền điện, giảm giá điện (ngày 31/7), giảm giá, tiền sử dụng nước sinh hoạt và giảm giá cước viễn thông (ngày 1/8) đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của người dân.

Ba chính sách hỗ trợ này được đưa ra ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ra Công điện về phòng chống dịch COVID-19, nêu rõ tinh thần: bảo đảm đời sống của người dân để họ có đủ điều kiện vật chất, tinh thần, sự yên tâm, tin tưởng thực hiện yêu cầu giãn cách.

Đa số ý kiến đánh giá cao, nhìn nhận những văn bản nêu trên như “nói hộ lòng dân”, yêu cầu ngành điện, ngành nước, viễn thông kịp thời chia sẻ với bà con trong lúc khó khăn, nhất là người dân ở khu vực đang thực hiện giãn cách “đang sờ túi tính từng đồng chi tiêu hằng ngày”.

Với đợt giảm giá điện lần thứ 4 này, theo Bộ Công Thương, tổng số tiền giảm ước tính khoảng 2.500 tỷ đồng (cho khách hàng sử dụng điện mục đích sinh hoạt). Ngoài ra, các đối tượng được giảm giá điện khác sẽ tiếp tục được thực hiện theo quy định của Chính trong đợt giảm giá điện lần thứ 3. Được biết, ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 83, Bộ Công Thương đã tập trung trung xây dựng dự thảo để ban hành ngay văn bản hướng dẫn EVN, các tổng công ty điện lực, các đơn vị bán lẻ trên toàn quốc thực hiện giảm tiền điện. Như vậy, kể từ khi dịch bùng phát đến nay, Chính phủ đã cho phép 4 đợt giảm giá điện, tiền điện với tổng số hơn 16.300 tỷ đồng, góp phần giúp người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn trước mắt.

Với giá cước viễn thông, theo Bộ Thông tin và Truyền thông, gói hỗ trợ lần này của các doanh nghiệp viễn thông khoảng 10.000 tỷ đồng.

So với điện thì chi phí tiền nước của mỗi hộ thấp hơn. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, chính sách hỗ trợ dẫu ít, cũng đáng quý, đáng trân trọng. Hiện nay ngành nước đã cổ phần hóa. Do đó, việc giảm tiền nước cần sự chung tay, “tương thân tương ái” của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng cần chia sẻ khó khăn với nhân dân, nhất là trong lúc này.

Có thể nói, qua những đợt tấn công liên tiếp của đại dịch COVID-19, là cơ hội để hiểu hơn về tình người, về trách nhiệm của doanh nghiệp với đất nước. Doanh nghiệp là một trong những đối tượng hứng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, song cũng chính họ đã tạo nên những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng với những dấu ấn đóng góp, cống hiến tiêu biểu và rõ rệt, trong đó, có có thể kể tới nỗ lực, chung tay của các doanh nghiệp điện, nước, viễn thông.

Một đồng đóng góp cũng quý, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định, Đảng, Nhà nước, Chính phủ hiểu và trân trọng mọi đóng góp của người dân, doanh nghiệp không kể ít hay nhiều, đều xuất phát từ tấm lòng, từ trái tim, từ trách nhiệm với cộng đồng, từ sự chia sẻ với Nhà nước. Chính phủ cũng làm hết sức mình để bảo đảm đời sống của người dân, để họ có đủ điều kiện vật chất, tinh thần, sự yên tâm, tin tưởng thực hiện yêu cầu giãn cách.

“Lúc khó khăn mới hiểu lòng nhau”, nhiều ý kiến bình luận gửi về Báo Điện tử Chính phủ, trang fanpage Thông tin Chính phủ cùng chung nhận định rằng, việc giảm giá, tiền điện, nước, viễn thông đã thể hiện được sự chia sẻ, thấu hiểu, có trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các cấp, các ngành, của doanh nghiệp với nhân dân để muôn dân một ý chí, đồng lòng cùng Chính phủ vượt qua giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Người dân, đặc biệt là nhóm đối tượng người lao động nghèo, công nhân bị giảm sút thu nhập nghiêm trọng do không thể đi làm khi giãn cách, rất mong chờ sự hỗ trợ như này để họ có thể thêm niềm tin, thêm sự sẻ chia để vượt qua giai đoạn khó khăn nhấttrong hoàn cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Một số ý kiến chia sẻ, sau này, khi đại dịch qua đi, trong những hồi ức về một trong những thử thách khó quên nhất trong lịch sử nhân loại, bên cạnh câu chuyện về sự hy sinh của lực lượng tuyến đầu, về các anh hùng blouse trắng, những ngày cuộc sống không còn bình thường thì chắc hẳn sẽ không thể thiếu được chuyện về tình người giữa đại dịch, về những cơ quan, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hết lòng vì đất nước, vì nhân dân và về những ngày cả đất nước đoàn kết, đồng lòng hơn bao giờ hết.

http://baochinhphu.vn/Thoi-su/Chia-se-kho-khan-ho-tro-thiet-thuc-cho-nguoi-dan-cung-vuot-qua-dai-dich/440828.vgp

 

Theo Đức Tuân/baochinhphu.vn

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.