Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai phục vụ phát triển du lịch

Mới đây, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án “Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh tỉnh phục vụ phát triển du lịch”, giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2021.

Với mục tiêu hiện thực hóa quan điểm “di sản văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của phát triển”; đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong đời sống văn hóa - xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số; đồng thời góp phần nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.

Giới thiệu trang phục dân tộc đến bạn bè, du khách tại Lễ hội Tây Bắc

Theo đó, Kế hoạch đã đề ra những nhiệm vụ trong tâm: khôi phục, bảo tồn trang phục của 5 dân tộc có nguy cơ mai một cao, gồm: La Chí, Mông trắng, Phù Lá, Bố Y, Nùng; tổ chức mở lớp truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật, cách thức trồng bông, lanh dệt vải, kỹ thuật thêu, trang trí hoa văn, ghép vải của 13 dân tộc, 25 nhóm ngành; xây dựng 05 mô hình câu lạc bộ bảo tồn trang trục và tổ chức gian hàng, điểm trưng bày giới thiệu và bán các sản phẩm trang phục, mẫu hoa văn, trang sức của 5 dân tộc: Dao, Mông, Nùng, Phù Lá, Hà Nhì; xây dựng 05 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề làm Trang phục người Bố Y, La Chí, Hà Nhì, Mông Xanh, Dao Tuyển; xây dựng 02 mô hình bảo tồn và phát triển nguồn nguyên liệu, may thêu trang phục phục vụ phát triển du lịch dân tộc Mông, La Chí; tổ chức tuyên truyền, vận động, khuyến khích mỗi học sinh dân tộc thiểu số có từ 1 - 2 bộ trang phục truyền thống, mặc ít nhất từ 1-2 lần trong một tuần, nhằm giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy nét đẹp trang phục. Đồng thời, nghiên cứu ban hành quy định đối với các cán bộ, công chức, đại biểu là người dân tộc thiểu số mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình khi tham gia các ngày lễ lớn của tỉnh, của cộng đồng.

Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh khẳng định quyết tâm giữ gìn và lan tỏa nét đẹp văn hóa giản dị, gần gũi trong cuộc sống, sinh hoạt; đồng thời thúc đẩy bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống giúp bà con tăng thu nhập, phát triển kinh tế.

Lâm Tú

Tin Liên Quan

Du khách bất ngờ trước tốc độ phục hồi của du lịch Sa Pa

Sa Pa, điểm đến du lịch nổi tiếng của miền Bắc, nhanh chóng “lấy đà” phục hồi sau bão nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa cộng đồng, doanh nghiệp, chính quyền địa phương.

Khách du lịch đến Sa Pa tăng 33,2% so với kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2023

Trong 4 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 (từ ngày 31/8 - 3/9), Lào Cai đón khoảng 196.500 lượt khách. Lượng khách du lịch đến các địa phương tăng nhẹ so với kỳ nghỉ 2/9/2023, riêng thị xã Sa Pa đón khoảng 122.770 lượt khách, tăng 33,2% so với kỳ nghỉ lễ 2/9/2023.

Lễ hội mùa Thu "Sa Pa - mùa vàng" 2024 hứa hẹn hàng loạt sự kiện hấp dẫn

Lễ hội mùa Thu Sa Pa 2024 không chỉ là dịp để du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa đặc sắc của vùng cao mà còn là cơ hội để trải nghiệm những hoạt động văn hóa, thể thao, ẩm thực hấp dẫn.

Nên đi đâu tại Lào Cai trong kỳ nghỉ lễ này?

Kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh mùng 2/9 đúng vào dịp thời tiết Lào Cai thuận lợi. Dự kiến những ngày nghỉ trời có nắng, phù hợp để du khách trải nghiệm các hoạt động ngoài trời, tận hưởng không khí đón mùa thu. Những ngày này, các địa phương cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, du lịch hấp dẫn để thu hút...

Lần đầu tiên tỉnh Lào Cai tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế

Với chủ đề “Du lịch Lào Cai - kết nối khát vọng xanh”, Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai năm 2024 (Laocai International Travel Mart – LITM 2024) sẽ được tổ chức từ ngày 7/11 đến ngày 10/11/2024 tại khu vực Quảng trường Đinh Lễ (thành phố Lào Cai).

Hoa dơn thóc rực rỡ khoe sắc trên đỉnh Fansipan

Kéo dài tới hết 30/8, Lễ hội hoa dơn thóc 2024 đang thu hút đông đảo khách du lịch tới đỉnh Fansipan với biển hoa trải dài từ độ cao hơn 3.000 m và hàng loạt hoạt động vui chơi hấp dẫn, mang đậm sắc màu văn hóa Tây Bắc.