Lào Cai: Nâng cao vị thế hàng nông sản nhờ dán tem truy xuất nguồn gốc

Truy xuất nguồn gốc hàng hóa, nhất là mặt hàng nông sản có vai trò hết sức quan trọng đối với người sản xuất và các doanh nghiệp, hợp tác xã.

Sản phẩm Tinh bột nghệ Mạnh Hương là một trong các sản phẩm được dán tem truy xuất nguồn gốc

 

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành các chuỗi hàng nông sản chủ lực, đặc sản, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận. Do đó, việc tỉnh đưa vào sử dụng phần mềm Truy xuất nguồn gốc nông sản Lào Cai là giải pháp cần thiết giúp minh bạch thông tin nguồn gốc sản phẩm nông sản của địa phương.

Được đưa vào sử dụng từ tháng 9/2017, Hệ thống minh bạch thông tin truy xuất nguồn gốc điện tử nông sản Lào Cai được triển khai nhằm minh bạch thông tin sản phẩm, tăng cường công tác quản lý chất lượng nông sản và ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng tiếp cận với sản phẩm nông sản sạch an toàn, giúp doanh nghiệp, hợp tác xã khẳng định uy tín, thương hiệu sản phẩm, nâng cao vị thế hàng nông sản.

Phần mềm truy xuất nguồn gốc nông sản đã hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất nông sản an toàn trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Danh mục các sản phẩm được gắn tem truy xuất nguồn gốc cũng ngày một tăng. Năm 2017, tỉnh Lào Cai thực hiện minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc điện tử đối với hơn 100 dòng sản phẩm nông nghiệp an toàn của 16 doanh nghiệp và hợp tác xã. Sau 3 năm triển khai, đến hết năm 2020, trên địa bàn tỉnh đã có 72 doanh nghiệp/hợp tác xã, cơ sở sản xuất nông lâm sản và thủy sản với 267 dòng sản phẩm nông sản tham gia hệ thống minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc điện tử. Các sản phẩm chủ yếu là mặt hàng nông sản sạch gắn với các thương hiệu nổi tiếng của địa phương như: Cá nước lạnh và nấm hương Sa Pa, thịt trâu sấy Bảo Yên, sản phẩm lợn đen Bắc Hà, gạo Séng Cù và tương ớt Mường Khương, miến đao Bát Xát, Chè Bản Liền, Mận tam hoa, Chè Shan hữu cơ, Trà túi lọc Linh chi – astiso, rượu Bản Phố,…

Việc ứng dụng truy xuất nguồn gốc xuất xứ, bảo hộ nhãn hiệu các loại hàng hóa, dịch vụ có thế mạnh của Lào Cai đem lại niềm tin cho khách hàng về sản phẩm nông nghiệp an toàn, nâng cao giá trị sản phẩm, đưa nông sản tiếp cận nhanh với thị trường. Với các sản phẩm nông sản được gắn tem truy xuất nguồn gốc cũng đã giúp các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh nhờ minh bạch thông tin tới người tiêu dùng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá thương hiệu sản phẩm an toàn của tỉnh Lào Cai. Nhiều hợp đồng cũng sẽ được ký kết thông qua việc tiếp nhận thông tin về sản phẩm từ hệ thống.

Nhằm quảng bá tiềm năng và thế mạnh nông lâm nghiệp, các sản phẩm đặc trưng tiềm năng của tỉnh để mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa, trong giai đoạn tới, Lào Cai tiếp tục triển khai giải pháp tăng cường ứng dụng CNTT, hỗ trợ thương mại điện tử, kết nối cung cầu cho sản phẩm đặc trưng, tiềm năng của Lào Cai. Trọng tâm là hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; triển khai thực hiện chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm); tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá tiêu thụ các sản phẩm nông sản; tích cực triển khai đưa các đặc sản địa phương lên sàn  giao dịch thương mại điện tử và đặc biệt là vận động, hướng dẫn các doanh nghiệp tham gia hệ thống minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc điện tử. Trong đó chú trọng sản phẩm đặc trưng, sản phẩm chương trình OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm chủ lực của tỉnh, qua đó kiểm soát chặt chẽ ở tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu dùng. Đồng thời xây dựng các mô hình áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với các nhóm sản phẩm, hàng hóa ưu tiên theo yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực và theo yêu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm nông lâm thủy sản, thực phẩm an toàn có ứng dụng hệ thống thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

Việc triển khai hệ thống minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc điện tử đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, củng cố niềm tin của người tiêu dùng, nâng tầm giá trị sản phẩm nông sản trên thị trường.

Mục tiêu thực hiện Đề án
“Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

1. Giai đoạn 2021- 2025

- Phấn đấu 100% tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh
được tập huấn, đào tạo kiến thức về triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy
xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

- Phấn đấu ít nhất 50% sản phẩm hàng hóa tiêu biểu, sản phẩm OCOP của
tỉnh được áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, gắn mã số mã vạch.

- Xây dựng từ 10 mô hình áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc các sản
phẩm: rau, củ, quả, mật ong, dược liệu, lâm sản,... Trên cơ sở đó nhân rộng mô
hình áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nhằm đảm bảo
nhận diện và truy xuất được nguồn gốc các sản phẩm, hàng hóa nông lâm sản
chủ lực, đặc trưng và các sản phẩm, hàng hóa OCOP, công nghiệp nông thôn
tiêu biểu của tỉnh.

- Hỗ trợ từ 10 tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với nhóm sản phẩm, hàng
hóa trong lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực y tế; các sản phẩm, hàng hóa ưu tiên
theo yêu cầu quản lý và theo yêu cầu của doanh nghiệp.

- Đảm bảo tối thiểu 30% doanh nghiệp của tỉnh hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng mã số, mã vạch có hệ thống truy xuất
nguồn gốc áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, đảm bảo khả năng tương
tác, trao đổi dữ liệu với các hệ thống truy xuất nguồn gốc của doanh nghiệp
trong nước và quốc tế.

- Xây dựng 01 hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc của tỉnh và
phát triển hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho việc kết nối với cổng thông tin truy xuất
nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

2. Tầm nhìn đến năm 2030

- Phấn đấu 100% tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh
được cập nhật kiến thức về triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất
nguồn gốc.

- Phấn đấu 100% các sản phẩm, hàng hóa tiêu biểu, sản phẩm OCOP trên
địa bàn tỉnh và 100% các sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng bắt buộc được áp
dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, gắn mã số mã vạch.

- Hoàn thiện việc xây dựng, áp dụng, quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu
sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong tỉnh vào hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh và kết nối với Cổng thông tin
truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

 

Thu Hương

Tin Liên Quan

Lào Cai triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Lào Cai sau cơn bão số 3 (Yagi)

Sáng 20/9, Sở Du lịch phối hợp với Hiệp Hội du lịch tổ chức Hội nghị bàn về các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sau ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi).

Động lực để Lào Cai vươn lên sau bão lũ

Trong những ngày qua, hoàn lưu bão số 3 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉnh Lào Cai. Giữa những đau thương và khó khăn bộn bề ấy, tỉnh Lào Cai nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chung tay ủng hộ của cả xã hội.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh: Nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn trân quý, khắc ghi sự sẻ chia của đồng bào cả nước

Những ngày qua, Ban Vận động cứu trợ tỉnh với cơ quan thường trực là Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận sự ủng hộ rất lớn về tiền và vật chất từ nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tình cảm đặc biệt, nghĩa cử cao đẹp ấy luôn được...

Ưu tiên đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, phấn đấu khởi công trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 18/9/2024 thành lập Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang thăm, động viên Nhân dân Làng Nủ

Sáng 18/9, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã đi thăm, động viên Nhân dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên) và các lực lượng đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn tại đây.

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương).