Phát triển văn hóa từ phong trào văn nghệ quần chúng

Thời gian qua, phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ, góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời tạo sân chơi lành mạnh cho cộng đồng, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú cho người dân.

Mặc dù đang là thời điểm bận rộn nhất nhưng các thành viên Câu lạc bộ Bản sắc dân tộc xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) vẫn tập hợp lại, dành một khoảng thời gian trong ngày để cùng tập luyện các tiết mục biểu diễn tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Các tiết mục văn nghệ do câu lạc bộ biểu diễn đều mang đậm bản sắc các dân tộc Kinh, Tày, Xa Phó, Giáy với các làn điệu dân ca, dân vũ đặc trưng của dân tộc như hát Then, múa Then, múa Xòe... Tuy là những tiết mục “cây nhà lá vườn” nhưng các diễn viên không chuyên luôn thể hiện hết mình, mang đến cho người xem nhiều cảm xúc. Đặc biệt, thông qua các tiết mục mang đậm bản sắc dân tộc đã góp phần giáo dục chính trị, tư tưởng, xóa bỏ những quan điểm lạc hậu và hủ tục vốn đã ăn sâu vào lối sống, suy nghĩ từ bao đời nay của người dân, thay vào đó là nếp sống văn minh.

Lễ hội mùa đông Bắc Hà năm 2020 có sự tham gia của nhiều đội văn nghệ quần chúng trên địa bàn huyện.

Chị Vi Thị Thanh, thành viên Câu lạc bộ Bản sắc dân tộc xã Hợp Thành bộc bạch: Chúng tôi đều là những người say mê ca hát, mong muốn giữ gìn và bảo tồn văn hóa của dân tộc mình. Câu lạc bộ còn là nguồn cổ vũ, động viên tinh thần để các thành viên hăng hái lao động, sản xuất và học tập.

Hội diễn văn nghệ quần chúng là một trong những hoạt động văn hóa, văn nghệ tiêu biểu được tổ chức hằng năm trên địa bàn tỉnh với sự tham gia đông đảo và nhiệt tình của các diễn viên không chuyên, thể hiện khí thế mạnh mẽ của phong trào văn nghệ quần chúng. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hội diễn văn nghệ quần chúng thị xã Sa Pa được tổ chức muộn hơn, tuy nhiên không vì thế mà bớt sôi động. Từ Ban Tổ chức đến các đội dự thi, diễn viên đều hào hứng chờ đợi. Tham gia biểu diễn các tiết mục ca, múa, nhạc, kịch... là những cán bộ, người dân đang công tác và sinh sống trên địa bàn các phường, xã của thị xã Sa Pa, kết nối với nhau bằng niềm đam mê và niềm yêu thích nghệ thuật. Cùng với đó, các tiết mục biểu diễn được đầu tư hơn, có kịch bản, đạo diễn, biên đạo... Thậm chí nhiều tiết mục đã xóa nhòa ranh giới giữa chuyên nghiệp và không chuyên, để lại ấn tượng sâu đậm đối với khán giả, qua đó thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo các đơn vị, địa phương đối với phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn.

Toàn tỉnh hiện có hơn 1.000 đội văn nghệ quần chúng. Nhiều chương trình biểu diễn, giao lưu văn hóa, văn nghệ như Lễ hội Xuống đồng, Lễ hội Đền Thượng, hội thi văn nghệ quần chúng các cấp đều có sự góp mặt của các đội văn nghệ quần chúng. Chính các đội văn nghệ này đã góp thêm động lực để khơi dậy phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng ở các xã, phường, khu dân cư.

Câu lạc bộ Bản sắc dân tộc xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) biểu diễn văn nghệ đường phố tại Lễ hội Đền Thượng.

Bà Nguyễn Thị Tâm, Tổ trưởng khu dân cư Phạm Ngũ Lão (phường Lào Cai, thành phố Lào Cai) cho biết: Hội diễn văn nghệ quần chúng là sân chơi bổ ích cho người dân trong khu dân cư. Thông qua sinh hoạt văn hóa, văn nghệ đã giúp công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước trở nên nhẹ nhàng, ý nghĩa, đi sâu vào đời sống mỗi người.

Thực tế cho thấy, nét đặc trưng trong phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng là sự tham gia tích cực từ những người có niềm say mê, yêu thích ca hát và múa. Trong tập luyện, giao lưu, biểu diễn, các thành viên còn chia sẻ cho nhau những kiến thức chăn nuôi, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và tuyên truyền các chủ trương xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và phòng, chống tệ nạn xã hội...

Mặc dù gặp những khó khăn về điều kiện hoạt động hoặc cơ sở vật chất nhưng mỗi tiết mục văn nghệ quần chúng luôn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, bình dị, tự nhiên, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ của cộng đồng dân cư. Vì những điều này mà các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng luôn có chỗ đứng quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân.

http://baolaocai.vn/bai-viet/10875/phat-trien-van-hoa-tu-phong-trao-van-nghe-quan-chung

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.