Nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Nghị quyết số 103/NQ-CP, ngày 29/8/2013 của Chính phủ về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.

Nghị quyết nêu rõ, thời gian qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) đã đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng và phát triển của Việt Nam. Tính đến tháng 6, cả nước có 15.067 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký khoảng 218,8 tỉ USD, vốn thực hiện khoảng 106,3 tỉ USD. Tuy nhiên, thu hút ĐTNN vẫn chưa đạt được một số mục tiêu kỳ vọng về thu hút công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghiệp hỗ trợ, đầu tư phát triển hạ tầng và chuyển giao công nghệ. Chất lượng của dự án ĐTNN nhìn chung chưa cao, giá trị gia tăng thấp, một số doanh nghiệp ĐTNN sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Một số doanh nghiệp ĐTNN có biểu hiện sử dụng phương thức chuyển giá để trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách, không bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động…
 

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng
 và phát triển của Việt Nam.
(Ảnh minh họa. Nguồn: bacninh.gov.vn)


Nghị quyết đã chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế nêu trên là do hệ thống luật pháp chính sách còn nhiều quy định chưa đồng bộ, chồng chéo, thiếu nhất quán; Việt Nam chưa chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để đảm bảo cho ĐTNN vận hành một cách có hiệu quả như kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, hệ thống doanh nghiệp nhà nước, quy hoạch, rào cản kỹ thuật hợp lý... Việc thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong một số trường hợp còn thiếu chặt chẽ, chưa tuân thủ đầy đủ quy hoạch và khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội...

Trước tình trạng trên, để phù hợp với tình hình mới, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư, Nghị quyết của Chính phủ đã nêu rõ quan điểm, định hướng ĐTNN trong thời gian tới: Kinh tế có vốn ĐTNN là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, được Nhà nước khuyến khích phát triển lâu dài, được bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và được đối xử bình đẳng trên cơ sở hợp tác cùng có lợi, thực hiện theo đúng cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Đây là nguồn lực quan trọng của nền kinh tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tái cơ cấu nền kinh tế. Việc sửa đổi, điều chỉnh chính sách, pháp luật ĐTNN phải bảo đảm nguyên tắc không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, ngày càng thuận lợi hơn và ưu đãi hơn.

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố quán triệt quan điểm, định hướng và tập trung chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện các giải pháp: hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng nhất quán, công khai, minh bạch, có tính dự báo, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và có tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực; điều chỉnh một số nguyên tắc quản lý và phân cấp đầu tư; hoàn thiện tiêu chí cấp Giấy chứng nhận đầu tư; đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư.

Để thực hiện tốt Nghị quyết, Chính phủ cũng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương, trong đó tập trung rà soát, bổ sung, sửa đổi và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực thu hút ĐTNN; cũng như thời gian hoàn thành trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ xem xét./.

(theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.